"Tứ kỵ" khi bao sái ban thờ rằm tháng 7: Mắc phải một lỗi đắc tội thánh thần, ông bà quở trách

( PHUNUTODAY ) - Lau dọn ban thờ thần tài tưởng đơn giản nhưng lại có rất nhiều điều cần lưu ý để không phạm phải cấm kỵ làm mất lòng tổ tiên và các vị thần.

Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần lau dọn (bao sái) sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ không nên làm, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu.

Sắp đến rằm tháng 7, nhiều nhà chuẩn bị sắp xếp dọn dẹp bàn thờ để đón gia tiên về được sạch sẽ, thanh tịnh. Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ không nên làm, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tổng thể bàn thờ dịp rằm tháng bảy âm lịch cần làm từ cuối tháng sáu âm lịch. Vào thời điểm hiện tại, bạn chỉ nên lau dọn đơn giản, việc thay bát hương hay tỉa chân hương để đến cuối năm.

Xưa kia việc cúng lễ được quan niệm là việc của đàn ông là người chủ gia đình, đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Phụ nữ trông coi việc bếp núc. Trên bàn thờ, tủ thờ thường có hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi bao sái, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ. Ngày nay, ở đô thị việc bày biện hay thắp hương trên bàn thờ không phân biệt nam, nữ, tuổi tác. Nhưng ở thôn quê nhiều địa phương vẫn giữ nếp xưa, việc cúng lễ là do đàn ông trong nhà làm. Vào những ngày cúng lễ quan trọng như: Rằm tháng 7, giỗ chạp… thì mời người lớn tuổi nhất họ hoặc cao tuổi nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên.

Những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ:

1. Tránh nhất là đổ vỡ đồ thờ

Người bao sái bàn thờ làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị…) của tổ tiên để lại. Cả những tấm ảnh bố mẹ ông bà để thờ lâu ngày, nếu bao sái không cẩn thận mà bị hỏng, rách thì không sao có lại được nữa. Hành động đổ vỡ này dù là vô ý nhưng cũng khiến tổ tiên quở trách, gia chủ có thể gặp những phiền toái vì tội bất kính.

2. Không dùng nước lạnh để lau bài vị

Một lưu ý mà gia chủ cần ghi nhớ khi lau dọn bài vị là phải dùng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh. Tốt nhất dùng nước ngũ vị ấm (nước đun từ 5 thứ thảo dược thơm) hoặc rượu gừng để lau.

3. Không được làm xê dịch vị trí bát hương

Bát hương không chỉ là nơi cắm hương sau khi khấn vái mà còn là nơi linh hồn ông bà tổ tiên ngự. Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ sử dụng giẻ sạch, cẩn thận, khéo léo lau bớt bụi bẩn, tàn nhang của bát hương nhưng không làm dịch chuyển vị trí của bát hương kẻo tự gây ra tai ương cho chính mình và gia đình.

4. Không được sai thứ tự khi lau bài vị

Trong quá trình lau bài vị trên ban thờ, gia chủ lưu ý thứ tự lau. Phải lau bài vị của thần Phật trước sau đó mới đến bài vị của tổ tiên, nếu làm ngược lại sẽ bị coi là mạo phạm, bất kính với thần phật. Vì thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Tác giả: Vũ Thêm