Không dùng chuối để thắp hương trong tháng cô hồn
Theo phong thủy, nải chuối mang ý nghĩa thu hút. Do đó, nó thường được đặt lên bàn thờ với ý nghĩa mong tiền tài, may mắn đến với gia đình.
Nải chuối có số quả lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi. Những quả chuối cong lên giống như bàn tay hứng lấy may mắn, tinh hoa đất trời. Những quả chuối có chung một gốc và nằm sát nhau thể hiện sự bao bọc, che chở mang ý nghĩa sum vầy, may mắn, mang phúc lộc đến cho gia đình.
Loại quả này thường xuyên xuất hiện trên bàn thờ của các gia đình trong mỗi dịp lễ tết, ngày rằm, mùng 1.
Tuy nhiên, riêng trong tháng cô hồn hoặc khi đi tảo mộ, gia chủ không nên mang loại quả này ra để làm lễ cúng vì nó ám chỉ việc "chào đón" những vị khác không mời và có thể mang tới những điều không tốt đẹp cho gia đình.
Do đó, trong dịp mùng 1, rằm tháng 7, gia chủ nên tránh đặt chuối lên bàn thờ của gia đình.
Ngoài chuối, còn một số loại hoa quả sau cũng kiêng kỵ thờ cúng:
Những loại quả có bề mặt sắt nhọn
Không nên chọn những loại quả có bề mặt sắt nhọn, gai góc để bày biện ngày rằm vì theo quan niệm phong thuỷ, các loại quả này mang biểu tượng của sự chông gai, không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sự an yên của gia đình. Ngoài ra, những loại quả có gai nhọn cũng sẽ không lợi về mặt thẩm mỹ.
Những loại hoa quả có mùi quá nồng
Nên lựa chọn những loại quả có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng để bày biện thay vì những loại hoa quả có mùi quá nồng. Những loại quả này vừa mang đến sự khó chịu cho gia chủ vì mùi hương vừa mang đến những điều kém may mắn.
Những loại quả có vị đắng hoặc chua
Theo quan niệm người Việt, các loại trái cây có vị chua hay đắng sẽ không thích hợp để bày biện trên mâm cúng vì là biểu tượng của sự chua chát, cay đắng trong cuộc đời, sẽ không thể cầu may mắn hay tiền tài.
Những loại quả quá chín, dập nát
Nên lựa chọn các loại hoa quả vừa chín tới là đẹp nhất. Vì những loại quả đã quá chín hay dập nát sẽ rất mau hỏng, thu hút côn trùng lui tới. Dẫn đến không gian thờ cúng mất đi tính trang nghiêm, ô uế và bất kính với tổ tiên.
Hoa quả giả
Hoa quả chính là lòng thành của con cháu dâng lên bề trên, tuỳ vào điều kiện gia đình mà chọn lễ vật nhưng tuyệt đối không lựa chọn hoa quả giả để bày biện cúng. Vì theo quan niệm tâm linh người Việt hoa quả tươi mang ý nghĩa tốt lành, tươi mới. Cho nên việc bày biện hoa quả giả vào những ngày Rằm, mùng 1 vừa không tôn trọng vừa bất kính với thần linh, với gia tiên vừa không có lợi cho phong thuỷ.
Những loại quả bạn nên thờ cúng:
Táo
Táo là loại quả được ưa chuộng vì màu sắc bắt mắt, hình dáng quả đẹp mắt, được ưa thích bởi màu đỏ mang ý nghĩa may mắn. Trong phong thuỷ, táo mang ý nghĩa của sự bình yên, hoà hợp trong gia đình.
Bưởi
Bưởi trong tiếng Hán đồng âm với “con trai”, nên từ xưa người ta thường bày bưởi trên mâm cúng với ý nghĩa xin lộc về con cái. Với hình dáng tròn đầy, bưởi còn mang ý nghĩa đầy đủ, dùng bưởi để thắp hương nhằm cầu phúc lộc, an yên.
Dứa
Trong tiếng Hán, dứa đồng âm với may mắn. Ngoài ra, dứa trong phong thuỷ còn mang ý nghĩa của sự giàu có, sung túc cùng với mùi hương thoang thoảng dễ chịu nên dứa là loại quả thích hợp bày biện trên mâm cúng.
Lựu
Những loại quả thích hợp bày trên mâm cúng không thể không kể đến quả lựu. Loại quả này mang ý nghĩa của sum vầy, mong con cháu đầy đủ, gia đình sung túc. Mang sắc đỏ bắt mắt, ruột mọng nước có vị ngọt, lựu còn mang nghĩa sinh sôi, mang vận may về con cái.
Đào
Trong phong thủy, quả đào là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng. Quả đào trong thần thoại Trung Hoa là loại quả quý, ai ăn được sẽ trường sinh bất lão cho nên ngày nay bày biện quả đào trên mâm cúng để thắp hương còn nhằm cầu mong sự trường thọ, cầu sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.
Dưa hấu
Dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ biểu tượng của tấm lòng của con cháu nhằm dâng lên tổ tiên. Màu đỏ của ruột dưa đại diện cho may mắn, bình an. Quả đầy đặn, có kích thước lớn còn sở hữu nghĩa đong đầy, đầm ấm, hoà hợp trong gia đình.