Từ vụ 7 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình: Những lưu ý dành cho bác sỹ
Như các bạn cũng đã biết, vào tối 29/5, nam bệnh nhân 60 tuổi đã tử vong dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu suốt một ngày. Đây là nạn nhân thứ 7 tử vong trong vụ tai nạn chạy thận nhân tạo mới đây xảy ra ở Hòa Bình. Cũng theo đó, các chuyên gia quá trình chạy thận nhân tạo vẫn tồn tại những tai biến nhất định. Tuy nhiên, việc 18 người đồng loạt bị sốc phản vệ khiến 7 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là tai biến nghiêm trọng của y khoa.
Tuy nhiên, việc chạy thận sẽ phải tiến hành định kỳ suốt đời và nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng thực sự họ không có nhiều lựa chọn. Bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ thêm 5-10 năm, có người tới 20 năm. Tuy nhiên chi phí lâu dài cũng không hề nhỏ, thời gian nằm viện có khi nhiều hơn thời gian ở nhà, rất đáng thương tâm.
Chạy thận: Tai biến nguy hiểm nhất: Sốc phản vệ
Theo ý kiến của TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chia sẻ sốc phản vệ có thể xảy ra khi chạy thận được gọi là phản ứng màng lọc. Đây là một nhóm lớn các biến cố bao gồm cả các phản ứng phản vệ lẫn các phản ứng không rõ ràng, nguyên nhân chưa rõ. Có hai loại, loại phản vệ (loại A) và loại không đặc hiệu (B).
+ Đối với triệu chứng của loại A:
Đây là bệnh nhân khó thở, nóng tại vùng tiếp cận mạch máu hoặc khắp cơ thể. Nếu diễn biến xấu bệnh nhân có thể ngưng tim và tử vong. Những trường hợp nhẹ có thể ngứa ngáy, nổi mề đay, ho, chảy nước mũi, nước mắt, đau quặn bụng. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng vài phút đến 30 phút sau chạy thận.
Tuy nhiên khi xảy ra những hiện tượng trên, các bác sĩ cần ngưng chạy thận.
Khi bệnh nhân bị bệnh thận nên chú ý những gì?
Theo các chuyên gia thận - tiết niệu, bên cạnh việc sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết… thì chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm tiến trình suy thận. Bệnh nhân cần hạn chế một số các loại chất dinh dưỡng ngay dưới đây:
+ Chất đạm:
Khẩu phần ăn hạn chế chất đạm sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, giảm tải gánh nặng cho thận, cải thiện tình trạng bệnh vì chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại. Các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận.
+ Không ăn nhiều muối:
Việc ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất tại các mạch máu thận, từ đó làm tăng gánh nặng cho thận.
+ Hạn chế ăn các chất kích thích (ớt, hành, tỏi, giấm, muối chua…), hạn chế thức ăn chế biến sẵn (thịt, cá đóng hộp, giò chả…).
Ngoài ra, bệnh nhân suy thận cần lựa chọn công việc nhẹ nhàng, không làm việc yêu cầu vận động mạnh, tốn quá nhiều sức. Do khi thực hiện gánh nặng thể lực, cơ thể sẽ tăng cường máu đến hệ thống cơ bắp, não, tim, phổi; giảm tối đa lượng máu về thận và các cơ quan tiêu hóa, gây thiếu máu nhu mô dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn cũng như các bác sĩ cần phải thận trọng và lưu ý trong quá trình chữa bệnh.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Tin phụ nữ 3/6: Thêm một bệnh nhân vô cùng nguy kịch trong sự cố chạy thận ở Hòa Bình
-
Cô gái rao bán nhẫn đính hôn vì phát hiện chồng sắp cưới là đồng tính
-
Nam sinh lớp 8 chết thảm dưới bánh xe container trong ngày giỗ bà
-
Lợi dụng tai nạn, lấy điện thoại của người phụ nữ ngã xe
-
Cuối tuần nắng nóng lan rộng, nhiều khu vực Hà Nội lên đến hơn 56 độ C