Những công dụng tốt quả quả mận
Chống ung thư
Mận có chứa nhiều anthocyanins là chất chống oaay hóa có khả năng trung hòa các gốc oxy gây ung thư và phá hủy tế bào. Vitamin C và chất xơ trong mận giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết cực hiệu quả.
Giảm sự hấp thụ cholesterol
Hàm lượng vitamin C trong mận giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa trong động mạch, đào thải những cholesterol xấu ra ngoài cơ thể.
Nhờ vậy, ăn mận có thể ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và hen suyễn.
Tốt cho tim mạch
Mận rất giàu kali, có thể điều chỉnh huyết áp và làm giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ.
Tăng cường sự hấp thụ chất sắt
Vitamin C khá cao trong mận là cơ sở để loại quả này giúp hấp thu chất sắt rất hiệu quả đồng thời tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và nhiễm trùng của cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa
Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol là những chất cực tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh chức năng của cơ quan nội tạng này. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
Nhiều người chữa trị bệnh táo bón bằng cách ăn mận khô hoặc mận tươi cho thấy hiệu quả rất cao.
Tốt cho mắt
Ngoài vitamin C, mận còn chứa beta carotene là những dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt. Ăn mận có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh về mắt có thể dẫn tới mù lòa.
Người sắp phẫu thuật
Người sắp phẫu thuật không nên ăn mận trước phẫu thuật 2 tuần bởi những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Những người tuyệt đối không nên ăn mận
Người bị bệnh thận
Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ calci trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh thận thì không nên ăn loại quả này.
Người nhiệt, nóng
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt…
Người bị bệnh dạ dày
Mận có tính axít cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu bạn bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh.