Uống cà phê thấy 3 dấu hiệu này thì nên dừng ngay: Thích mấy cũng đừng động tới dù chỉ một giọt

( PHUNUTODAY ) - Cà phê giúp bạn tỉnh táo nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Nhìn chung, sử dụng một lượng cà phê vừa phải sẽ không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người lại có phản ứng khác nhau với cà phê. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, dù thích cà phê đến đâu mỗi người cũng không nên nạp quá 400mg caffein/ngay (tương đương với khoảng 3 ly cà phê).

Ngoài ra, những người có hiện tượng này khi uống cà phê thì cần phải dừng ngay.

3 dấu hiệu cho thấy bạn nên ngừng uống cà phê

Run tay, đánh trống ngực, lo lắng

Cà phê có chứa caffein. Đây là một chất có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác lo lắng, bồn chồn, tăng nhịp tim. Vì vậy, nếu bạn bị tình trạng run tay, đánh trống ngực, lo lắng khi uống cà phê thì nên nghỉ ngơi và giảm lượng cà phê khi sử dụng.

Đau bụng, tiêu chảy

Uống nhiều hơn 2-3 cốc cà phê mỗi ngày có thể khiến cơ thể không thích nghi được và gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

Mất ngủ, đau đầu

Do caffein có tác dụng kích thích thần kinh nên nó có thể gây ra hiện tượng khó ngủ, tỉnh giấc vào ban đêm. Chất này sẽ ở trong cơ thể khoảng 14 giờ, trung bình thời gian tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ sau khi uống.

5 thói quen hại sức khỏe khi uống cà phê

Uống quá nhiều cà phê

Như đã nói ở trên, cà phê có chứa caffein và chúng ta không nên dùng quá 400mg caffein mỗi ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều caffein, cơ thể sẽ gặp các phản ứng phụ như tăng mức độ trầm cảm, giảm hiệu suất công việc. Người sử dụng quá nhiều cà phê có thể luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, lo âu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Lạm dụng cà phê còn gây ra tình trạng đau đầu, ợ nóng dạ dày, chứng tiểu không kiểm soát, làm đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Ngoài ra, uống nhiều cà phê cũng có thể làm tăng tình trạng đau nhức ở bệnh nhân gout.

Sử dụng cà phê liều lượng cao trong thời gian dài có thể khiến tâm trạng người dùng bị kích động cho nhịp tim và huyết áp tăng.

Uống quá sớm hoặc quá muộn

Thời điểm uống cà phê cũng rất quan trọng. Khi mới thức dậy, lượng hormone cortisol trong cơ thể đang ở mức cao nhất giúp bạn tỉnh táo. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên uống cà phê vào lúc này. Tốt nhất là uống vào lúc 10-12 giờ vì khi này nồng độ cortisol đã giảm.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống cà phê vào buổi tối muộn vì caffein có thể gây mất ngủ, ngủ chập chờn.

Uống cà phê khi đang căng thẳng

Khi đang lo lắng, uống cà phê sẽ làm tình trạng thêm nghiêm trọng. Caffein sẽ tác động lên hệ thần kinh và sản sinh ra hormone căng thẳng cortisol, gây mất ngủ, mệt mỏi, rối loạn nhận thức.

Uống với nhiều đường, sữa

Sử dụng đường, sữa có thể làm tăng hương vị của cà phê nhưng dùng quá nhiều lại gây hại cho sức khỏe. Nó có thể làm bạn tăng cân, béo phì. Ngoài ra, đường có thể gây mất nước, tăng đường huyết. Nếu sử dụng thường xuyên thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu dường.

Uống khi mất ngủ

Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng nếu bạn đang ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày thì không nên sử dụng. Thiếu ngủ sẽ gây suy giảm các hoạt động nhận thức và caffein không thể giúp cải thiện tình trạng này.