Vero Cell là 1 trong 8 loại vắc xin ngừa nCoV được sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với việc được tiêm các vắc xin khác như AstraZeneca, Pfizer, Moderna... thì nhiều người lại tỏ ra e ngại khi biết mình sắp được tiêm Vero Cell. Bởi vì cho rằng nó không an toàn và hiệu quả bảo vệ không bằng vắc xin của các quốc gia khác.
Vậy sự thực thì Vero Cell có an toàn không và hiệu quả bảo vệ có gì khác biệt so với các loại vắc xin nCoV khác?
Vắc xin Vero Cell được tiêm cho người dân ở nhiều nước trên thế giới rất hiệu quả
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định: Trung Quốc đã và đang cung cấp hỗ trợ vắc xin cho 53 quốc gia và xuất khẩu vắc xin sang 27 quốc gia.
Về hiệu quả thực tế khi sử dụng, nhiều chuyên gia quốc tế cũng đánh giá như sau:
Tại Peru: Ông Gabriela Jimenez, Cục trưởng Cục Tiêm chủng, Bộ Y tế Peru cho biết, kể từ khi lô vắc xin nCoV đầu tiên do Tập đoàn Sinopharm sản xuất đến Peru vào tháng 2 năm nay, quốc gia này đã nhận được khoảng 9 triệu liều vắc xin từ Sinopharm.
Theo cục trưởng Jimenez, cho đến nay, người dân Peru đã được tiêm 6,5 triệu liều vắc xin của Sinopharm. Thống kê cho thấy hiệu quả của vắc xin Sinopharm trong việc ngăn ngừa F0 trở nặng và qua đời là 94%, tỷ lệ qua đời do nCoV ở các bác sĩ Peru được tiêm vắc xin này đã giảm 98%.
Tại Brazil: Ông Leo Capitelli, thị trưởng thành phố Serana, bang Sao Paulo, Brazil cho biết: “Việc tiêm vắc xin nCoV của Trung Quốc đã cho phép người dân Serana có một cuộc sống an toàn hơn trong dịch bệnh.
Theo thị trưởng Capitelli, số liệu công bố vào cuối tháng 5 cho thấy, sau khi tiêm chủng đầy đủ, số ca nCoV có triệu chứng mới tại địa phương đã giảm 80% và số ca qua đời mới giảm 95%. Trong khi số ca mắc và qua đời trung bình trong ngày ở Brazil vẫn ở mức cao.
Ông Capitelli cũng cho biết, số ca nhập viện vì nCoV và số ca qua đời ở Serrana hiện đã giảm xuống con số 0.
Các chuyên gia phân tích lý do vì sao vắc xin Vero Cell được đánh giá cao về hiệu quả bảo vệ
Ông Vương Lỗi, Phó trưởng Khoa Quản lý Chính phủ, Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho rằng, vắc xin nCoV của Trung Quốc được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao bởi 3 yếu tố như sau:
Yếu tố thứ nhất, tính an toàn và hiệu quả của vắc xin nCoV của Trung Quốc đã được thử nghiệm đầy đủ trong quá trình chống dịch ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới.
Yếu tố thứ 2, vắc xin nCoV của Trung Quốc có giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng, nó đã thực sự trở thành sản phẩm chung toàn cầu mà mọi người có thể sử dụng, an toàn, hiệu quả mà giá cả lại phải chăng.
Yếu tố thứ 3, yêu cầu về vận chuyển, bảo quản và các điều kiện liên quan khác của vắc xin nCoV của Trung Quốc tương đối dễ dàng. Đặc biệt vắc xin này có ưu điểm không yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ cực thấp như nhiều vắc xin khác, phù hợp nhu cầu của nhiều nước đang phát triển và khu vực kém phát triển.
Chuyên gia nghiên cứu Từ Tú Quân, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định: "Dịch nCoV vẫn đang lan rộng ở nhiều nước, công tác phòng, chống dịch của Trung Quốc đã đạt được những kết quả tốt".
"Trong 1 thời gian dài, quốc gia này cũng không có ca qua đời do nCoV, lại rất ít ca bệnh nặng và nguy kịch, điều đó cho thấy tác dụng của vắc xin nCoV của Trung Quốc rất tốt”, chuyên gia này cho biết.
Ông Quân cũng nhận định rằng, sở dĩ vắc xin nCoV của Trung Quốc được thế giới ưa chuộng là do việc tiêm chủng quy mô lớn trong nước ở Trung Quốc đã chứng minh tính hiệu quả của vắc xin.
Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, sản xuất và tiêm vắc xin này, Trung Quốc luôn lấy người dân làm trung tâm và coi trọng chất lượng của vắc xin nCoV.
Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh: "Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Sinopharm".
"Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều nước cho thấy, 2 liều vắc xin Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại các F0 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ 2", Tiến sĩ Park nhận định.
Chuyên gia này cũng cho biết: "WHO kết luận rằng lợi ích mà vắc xin Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra".
WHO khuyến nghị sử dụng vaccine Sinopharm dựa trên Lộ trình Ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay".
Vắc xin Vero Cell đã được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 7/5/2021. Đây là vắc xin bất hoạt đầu tiên được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, hiệu quả của vắc xin là 78,2%.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, đã cung cấp hơn 1,2 tỷ liều vắc xin nCoV nội địa cho các nước và đang tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia đang phát triển.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Tối nào cũng đau nửa đầu kèm nhức mắt là triệu chứng của bệnh gì?
-
7 việc tuyệt đối không được làm sau 10 giờ đêm kẻo suy kiệt sức khỏe
-
4 kiểu ăn thịt giúp người Nhật sống thọ, ít bệnh tật dù 'lười' tập thể dục
-
8 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tim dễ bị nhầm là bệnh vặt, đặc biệt là dấu hiệu khi đánh răng
-
3 loại rau nên ăn thường xuyên để thúc đẩy quá trình giải độc gan, loại bỏ cholesterol trong máu