Vặt lông vịt tốn thời gian, khó sạch: Dùng 1 nắm lá này nhổ lông vịt siêu nhanh, hết hôi, hết sạch lông măng

( PHUNUTODAY ) - Để rút ngắn quá trình này, trước khi thịt vịt, bạn hãy vò 1 nắm lá đu đủ và nấu sôi để vặt lông vịt thay cho nước sôi bình thường.

Làm thịt vịt có lẽ là nỗi ám ảnh với nhiều người bởi những chiếc lông măng nhỏ mãi vẫn không sạch. Rắc rối tưởng chừng vô cùng khó khăn có thể giải quyết một cách đơn giản không ngờ. Để rút ngắn quá trình này, trước khi thịt vịt, bạn hãy vò 1 nắm lá đu đủ và nấu sôi để vặt lông vịt thay cho nước sôi bình thường. Bạn sẽ cảm nhận được tác dụng to lớn của mẹo nhỏ này, nó giúp nhổ lông vịt siêu nhanh, không dính một cọng lông măng.

Dùng lá đu đủ để nhổ lông vịt

Để rút ngắn thời gian vặt lông vịt, bạn hãy áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.

Đầu tiên, bạn lấy lá đu đủ vò nhỏ, sau đấy cho vào nồi nước, đun sôi. Sau đó, cắt tiết vịt và nhúng qua nước lạnh cho ướt đều lông, da. Tiếp đến, vớt vịt ra, rưới chút rượu trắng hoặc giấm gạo nên mình vịt, để như thế trong 10 phút.

Sau khi nước sôi, dùng nước luộc lá đu đủ này để nhúng vịt vào. Chúng ta thường có thói quen nhúng vịt vào nước thật sôi, tức là nước sôi 100 độ C. Tuy nhiên, việc dùng nước quá nóng sẽ làm cho lỗ chân lông của vịt co lại. Trong bước này, bạn chỉ cần nhúng vịt vào nước nóng chừng 40-50 là được, để một vài phút và nhổ thử vài cái lông. Nếu thấy nhổ dễ, bạn vớt ra và tiến hành làm lông vịt.

Khi nhổ lông vịt, bạn cần miết tay sát da, xuôi theo chiều lông mọc để phần lông tơ được làm sạch, nhanh hơn. Với 1 nắm lá đu đủ bạn sẽ nhổ sạch lông vịt dễ dàng hơn rất nhiều. Sau khi đã nhổ sạch lông vịt bạn có thể sử dụng một chút giấm ăn để tẩy sạch mùi hôi vốn có của vịt, để khi chế biến món ăn từ vịt sẽ thơm hơn. Ngoài mẹo nhổ lông bằng lá đu đủ, các cụ ngày xưa cũng hay dùng lá khế chua hoặc rượu cho vào nước.

Với cách nhổ lông vịt đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng làm sạch lông tơ của vịt, ngay cả nàng dâu vụng đến mấy cũng sẽ thành công.

Khử mùi hôi vịt

Vịt thường có mùi hôi và nguyên nhân chính dẫn tới mùi khó chịu chính là phao câu – nơi tập trung tuyến nhờn của vịt, ngan, gà. Sau khi nhổ lông xong hãy mổ bụng, lấy bộ lòng, ắt phau câu. Trong trường hợp muốn giữ lại thì hãy cắt bỏ cục hôi màu vàng phía trên phao câu.

Tiếp đến dùng muối xát quanh mình con vịt, cắt đôi quả chanh chà khắp một lần nữa rồi rửa sạch trước khi chế biến. Sau đó ngâm vịt trong chậu nước lã 20 phút để thịt vịt trắng đẹp. Nếu như luộc vịt thì nên đập dập gừng cho vào nồi nước luộc. Ngoài ra, bạn còn có thể dập gừng hoặc lấy rượu chà khắp thân vịt để khử mùi.

Một số lợi ích của thịt vịt với sức khỏe con người

+ Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần

Thịt vịt chứa nhiều khoáng chất, chẳng hạn như khoáng chất đồng, giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định và mạnh mẽ. Khoáng chất đồng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường cơ thể. Ngoài ra, khoáng chất đồng còn giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể.

+ Kích hoạt và khởi động hệ thống thần kinh

Ăn thịt vịt có lợi cho hoạt động hệ thần kinh. Do trong thịt vịt có chứa axit pantothenic. Axit pantothenic giúp giải phóng năng lượng, kích hoạt và khởi động hệ thần kinh. Hệ thần kinh của bạn ổn định, hưng phấn sẽ ngăn ngừa stress, lo âu và chứng trầm cảm.

+ Giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và loại bỏ khí trong dạ dày

Hàm lượng chất niacin, còn gọi là vitamin B3 trong thịt vịt cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo. Niacin rất hữu ích trong việc khắc phục bệnh đái tháo đường. Với 100 gam thịt vịt quay, có 5,1 mg niacin và cung cấp được 25% nhu cầu niacin hàng ngày cho cơ thể. Vitamin B3 hay niacin trong thịt vịt có tác dụng loại bỏ các chất khí tích tụ trong dạ dày ruột, giúp ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu cho bạn.

+ Giúp phát triển các nội tạng, ổn định chức năng và hiệu suất cơ bắp

Có thể khẳng định chắc chắn rằng hàm lượng protein trong thịt vịt rất cao như một nguồn dinh dưỡng và cung cấp năng lượng. Hàm lượng đạm động vật và một ít natri sẽ chi phối mạnh sự phát triển của tế bào cơ và các mô cơ quan, vì vậy rất cần trong thời kỳ tăng trưởng và cho mẹ bầu. Trong 100 gam thịt vịt không da có chứa 23,5 gam protein, cung ứng đủ khoảng 47% nhu cầu protein hàng ngày của bạn.

Thịt vịt chứa natri phù hợp với nhu cầu của cơ thể, giúp nuôi dưỡng cơ bắp và giữ cho chức năng và hiệu suất của cơ duy trì ở mức tối đa. Ngoài ra, hàm lượng natri có thể làm giảm nguy cơ chuột rút cơ.

+Tăng cường sinh lực đàn ông, làm chắc khỏe răng và xương

Ăn thịt vịt có thể thúc đẩy hệ thống tuần hoàn và thần kinh có liên quan chặt chẽ đến sinh lực của nam giới. Điều này là do thịt vịt có chứa hàm lượng thiamine, còn gọi là vitamin B1. Trong 100 gam thịt vịt quay, có 0,3 mg thiamine và cung cấp được 17% nhu cầu thiamine hàng ngày của cơ thể.

Trong thịt vịt có chứa khoáng chất phốt pho có khả năng duy trì và làm chắc khỏe răng và xương. Với những tác dụng này, thịt vịt tốt cho hệ vận động và hệ tiêu hóa của bạn.

+ Chăm sóc da và tóc khỏe mạnh

Thịt vịt có thể đáp ứng nhu cầu về chất béo của cơ thể. Chính chất béo sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì độ ẩm cho da, làm cho da luôn tươi trẻ và căng mịn. Nếu cơ thể bị thiếu chất béo sẽ xuất hiện các dấu hiệu như da bị nếp nhăn và xỉn màu.

Vitamin riboflavin, hay còn gọi vitamin B2 cũng có trong thịt vịt. Vitamin B2 giúp duy trì khả năng sinh sản và sức khỏe của tóc. Ngoài ra, vitamin B2 có thể làm giảm rụng tóc. Với 100 gam thịt vịt quay, chứa 0,5 mg riboflavin, có thể đáp ứng 28% nhu cầu vitamin B2 hàng ngày của cơ thể.

Tác giả: Vũ Thêm