Khi trẻ lưng thẳng eo thon, vì sao khi về già lại thấp đi, lưng gù xuống?
Nguyên nhân không phải thiếu canxi, mà là thiếu lượng xương. Nhiều người không hiểu mối quan hệ giữa khối lượng xương và canxi. Họ chỉ biết rằng canxi là cần thiết, nhưng họ không biết rằng khối lượng xương mới thực sự cần thiết.
Khối lượng xương là thuật ngữ chung cho tất cả các chất liên quan đến dinh dưỡng xương, bao gồm các khoáng chất cần thiết cho xương, chẳng hạn như canxi và phốt pho, các chất dinh dưỡng khác tốt cho xương, chẳng hạn như collagen, protein và muối vô cơ. Việc bổ sung canxi đơn lẻ không ảnh hưởng nhiều đến việc duy trì xương, thậm chí bổ sung quá nhiều canxi có thể dẫn đến nồng độ canxi trong máu quá cao.
Khi không được bổ sung dinh dưỡng, cơ thể già đi, khối lượng xương cũng nhanh chóng bị mất đi. Sau khi đi lại, xương mất dần chất nuôi dưỡng, nhỏ dần và dễ gãy, cho đến khi loãng xương. Khom lưng là biểu hiện trực tiếp của bệnh loãng xương. Những người bị loãng xương cũng có thể có dấu hiệu gãy xương và giảm chiều cao. Đồng thời, tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cũng sẽ tăng cao như viêm khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ….
Vốn dĩ tóc toàn màu đen, sao bỗng dừng lại chuyển sang màu trắng?
Thời xưa, Ngũ Tử Tư sau một lần thức đêm, tóc bác trắng, mọi người cũng luôn tin rằng, nỗi buồn và áp lực sẽ khiến tóc bạc nhanh. Không thể nói là không có lý, nhưng tóc trắng của người già không có liên quan nhiều đến cảm xúc tiêu cực, chủ yếu là do hắc tố gây nên.
Tóc con người có màu đen là do cơ thể tiết ra một lượng lớn sắc tố melanin khi còn trẻ. Khi một người già đi, mức độ trao đổi chất giảm và năng lượng không đủ nên không thể tiết ra melanin. Nếu không có melanin, tóc sẽ tự nhiên chuyển sang màu trắng. Tuổi càng cao thì tóc càng trắng, người già sống thọ về cơ bản đều là tóc bạc.
Những người trẻ cũng có bạc, không phải già mà là ốm. Có thể do yếu tố di truyền, hoặc có thể do bệnh gan, thận. Ví dụ, tóc trắng ở thái dương tương ứng với gan, tóc trắng trên đỉnh đầu tương ứng với thận, tóc trắng trên trán tương ứng với lá lách và dạ dày, và tóc trắng sau gáy tương ứng với bàng quang.
Tại sao khuôn mặt mịn màng, căng bóng lại phủ đầy đồi mồi, nếp nhăn khi về già?
Các vết đốm đồi mồi trên khuôn mặt là những đặc điểm quan trọng nhất còn sót lại của tuổi tác và thuộc về khối u lành tính. Không phải mọi người cao tuổi đều có đốm đồi mồi, nhưng những người trên 40 tuổi thường sẽ có nhiều đốm đồi mồi hơn. Một trong những nguyên nhân là do lão hóa da hoặc do di truyền, mặt khác còn liên quan đến bệnh tật.
Ví dụ, một số người cao tuổi không có đốm đồi mồi trên khuôn mặt của họ, mà là xuất hiện nám. Nám da có liên quan trực tiếp đến bệnh gan, sau khi mắc bệnh gan và già đi, gan bị thoái hóa tự nhiên sẽ làm tăng khả năng bị nám da.
Các đốm đồi mồi và nếp nhăn cũng có liên quan với nhau, nếu có nhiều đốm đồi mồi, nếp nhăn sẽ tăng lên. So với những người cùng lứa tuổi, ai cao hơn về chiều cao, ai ít tóc bạc hơn, ít đốm đồi mồi hơn đều đáng tự hào vì cơ thể còn đang khỏe mạnh, quá trình lão hóa chậm.
Để đối phó với lão hóa, chúng ta luôn phải duy trì thái độ tích cực, thường xuyên tập thể dục, đi ngủ sớm, ăn uống điều độ, tránh các loại thực phẩm chiên dầu mỡ, tránh bia rượu và thuốc lá.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Bữa sáng cứ uống 1 trong 7 loại sinh tố này, từ nay đến Tết da căng mướt, cân nặng giảm bất ngờ
-
5 động tác đơn giản trước khi ngủ đốt calo bằng chạy bộ 10 vòng: "Tống khứ" mỡ thừa, dáng thon, da hồng hào
-
40-55 tuổi là 'thời điểm vàng' quyết định tuổi thọ: Nhớ 2 việc cần chăm, 3 việc phải lười để sống lâu hơn
-
Bộ phận của lợn được ví tốt như 10 vị thuốc: Ăn vào rất bổ, không phải ai cũng biết để dùng
-
7 loại thực phẩm là "vua thải độc" gan, nên ăn sớm để trường thọ