Vì sao nấu cơm nên dùng nước nóng?
Một số người lại có thói quen ngâm gạo trước khi nấu khoảng 20 phút. Cũng có ý kiến cho rằng, nấu bằng nước lạnh gạo sẽ chín từ từ nên cơm sẽ ngon hơn, còn nấu bằng nước nóng ngay từ đầu cơm bị cứng và không dẻo do gạo bị chín ép.
Tuy nhiên, mọi quan niệm và thói quen nấu cơm đó đều không đúng. Nấu cơm bằng nước lạnh, cần một khoảng thời gian để nước nóng lên, hạt gạo sẽ bị trương nở khiến cơm mất ngon và vô tình làm mất đi một lượng dinh dưỡng quý giá có trong gạo.
Theo chuyên gia, nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp gạo nhanh chín và chín đều hơn, cơm dẻo hơn. Ngoài ra, khi nấu bằng nước nóng, hạt gạo không bị vỡ do lớp bên ngoài hạt gạo nhanh co lại thành màng bảo vệ và giúp giữ lại tối đa lượng chất dinh dưỡng.
Nấu cơm bằng nước nóng và đậy nắp nồi kín sẽ giúp giữ lại lượng vitamin B1 nhiều hơn 30% so với nấu bằng nước lạnh.
Học người Nhật cách nấu cơm dẻo ngon
Thực ra bí quyết để nấu cơm ngon của người Nhật chính là ngâm gạo. Mọi người thường nghĩ chỉ có gạo nếp mới cần ngâm trước khi nấu, còn gạo thường chỉ cần vo là được. Cũng chính vì suy nghĩ này mà nồi cơm chưa bao giờ đạt chất lượng cao nhất.
Do đó, mọi người cần học người Nhật ngâm gạo, để từng hạt gạo được hút nước, như vậy khi bắt lên nấu nhiệt sẽ được truyền qua triệt để, giúp chúng nở tối đa, không chỉ mềm mà thơm ngon hơn. Chứ đối với gạo chỉ vo, không ngâm thì nấu mềm ở ngoài nhưng bên trong vẫn còn cứng.
Chắc biết đến đây, mọi người vẫn còn thắc mắc nên ngâm gạo bao lâu là hợp lý? Vậy thì câu trả lời là khoảng 20 phút đến hơn 1 tiếng, hạt gạo có thể hút được 80% lượng nước. Còn cụ thể thời gian thì phải dựa vào điều kiện thời tiết, ảnh hưởng đến tốc độ ngấm nước của hạt gạo. Chẳng hạn như mùa hè cần ngâm gạo 20-30 phút, mùa đông 60-90 phút, còn mùa xuân và mùa thu thì khoảng 45 phút.
Sau khi ngâm gạo, mọi người vẫn phải đong nước như bình thường và bắt lên nấu. Đến công đoạn vẫn còn vài điều phải chú ý như sau.
- Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le.
- Không bấm nấu lại nhiều lần tránh làm giảm tuổi thọ của nồi cơm.
- Không nên bịt kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện cũng như không mở nắp khi nấu cơm.
- Nên dùng 2 tay khi đặt nồi con vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc với nhau một cách tốt nhất.
- Hạn chế tối đa việc cắm dây điện của nồi cơm chung với ổ cắm các thiết bị khác có công suất cao, phòng chập cháy.
Tác giả: Mộc
-
Canh ngao chế biến theo công thức này "nhiều sắt hơn thịt bò", tuyệt ngon, thơm lừng lại thanh mát
-
Rán nem bỏ dầu ăn là đủ: Đầu bếp kinh nghiệm lắc đầu, muốn nem giòn rụm lâu ỉu phải thả thêm thứ này
-
Luộc lòng đừng thả nước lạnh: Bỏ thêm thứ này vào lòng trắng tinh, giòn sần sật không bị dai đắng
-
4 loại rau "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc", quý như nhân sâm bán đầy chợ mà nhiều người không biết
-
Bộ phận này được ví như "báu vật" của con cá, sánh ngang yến sào, nhiều người không biết toàn vứt bỏ