Các món ăn sống là đặc trưng ẩm thực của Nhật Bản. Từ quán ăn đường phố đến các nhà hàng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các món ăn sống như vậy. Các món cá sống là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thức của xứ sở hoa anh đào.
Tại sao người Nhật ăn cá sống mà không sợ nhiễm sán?
Nhật Bản là quốc đảo được bao quanh bởi biển và có dòng hải lưu thay đổi trong năm. Nơi đây có nguồn cung cấp hải sản phong phú và dồi dào. Người Nhật ăn cá nhiều gấp 5 lần so với các quốc gia khác trên thế giới.
Thói quen tiêu thụ cá sống của người Nhật được cho là bắt nguồn thứ thế kỷ thứ 8. Khi đó, ngư dân đánh bắt hải sản hằng ngày rồi chế biến luôn trên thuyền trước khi trở về đất liền. Cách này giúp họ thưởng thức sự tươi ngon của các loại hải sản mà không cần phải chế biến cầu kỳ.
Trải qua thời gian, cách này phát triển thành món ăn ngày nay mà chúng ta gọi là sushi - hải sản tươi kết hợp với cơm và bọc trong rong biển.
Người ta đánh giá cá sống là thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều axit béo omega-3 cũng như các dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng.
Người Nhật rất cẩn thận trong việc bảo quản và chế biến các món đồ sống. Sau khi được đánh bắt, cá sẽ nhanh chóng được cấp đông ở nhiệt độ âm 40 độ C. Khi được đưa vào đất liên, cá được ướp chế biến, làm sạch kỹ lưỡng.
Ngoài ra, khi ăn cá sống, người ta sẽ kết hợp với các loại gia vị có vị mạnh như nước tương, mù tạt để tăng hương vị cũng như giúp ngăn ngừa mầm bệnh.
Vào năm 2016, đất nước này chỉ ghi nhận 124 ca nhiễm ký sinh trùng. Đây là con số khá thấp so với tổng số hơn 120 triệu dân của đất nước này.
Các nguyên tắc khi ăn cá sống của người Nhật
Để đảm bảo an toàn khi ăn các thực phẩm sống, người Nhật có nhiều quy tắc khắt khe từ khâu đánh bắt cho đến chế biến và sử dụng.
Thực phẩm sẽ được chọn lọc kỹ lưỡng trước khi được đưa vào sử dụng. Người ta thường lựa những loại hải sản được đánh bắt ở vùng duyên hải. Cá ở đây được đánh giá là có hương vị ngon và giàu dinh dưỡng.
Cá phải được bảo quản đông lạnh để vi khuẩn và ký sinh trùng không thể phát triển.
Hầu hết các cửa hàng để sẽ giữ tủ lạnh ở nhiệt độ trong khoảng 1-5 độ C. Các đầu bếp chuyên nghiệp ở nhà hàng sushi sẽ để nhiệt độ tủ lạnh thấp hơn, ở mức âm 2 độ C.
Bên cạnh đó, họ còn có các biện pháp chế biến truyền thống giúp giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe khi ăn đồ sống. Chẳng hạn như khi sơ chế cá hồi, đầu bếp sẽ sử dụng một loại giấm đặc biệt giúp tiêu diệt các vi sinh vật có hại.
Ngoài ra, khi ăn sushi và sashimi, hai loại gia vị ăn kèm không thể thiếu là nước tương và mù tạt. Thêm gia vị không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp khử độc, ức chế và làm giảm tích tụ vi khuẩn, ký sinh trùng. Cá sống được chấm với nước tương, mù tạt, ăn kèm rau tía tô, bạc hà, gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Tác giả: Thanh Huyền
-
5 loại cá ngọt thịt ít xương, đánh bắt tự nhiên, đi chợ thấy đừng tiếc tiền mua
-
Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này?
-
5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống
-
Bí quyết ăn cam giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, sống thọ hơn
-
Loại cá nhiều chị em nội trợ hay mua nhưng chứa chất cực độc không hề bị mất đi sau 50 năm