Gà luộc gần như đã là thứ không thể thiếu trên mọi mâm cỗ, đặc biệt là vào ngày Tết. Thịt gà khi được luộc chín thường sẽ chuyển sang màu trắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù đã luộc rất lâu nhưng bạn vẫn thấy phần thịt và xương bên trong có màu đỏ hồng. Nhiều người cho rằng thịt gà như vậy là do chưa chín. Trên thực tế, thịt gà có màu đỏ hồng như vậy không phải do chưa chín mà xuất phát từ nguyên nhân khác.
Điều khiến thịt gà luộc mãi vẫn đỏ là do myoglobin - một protein có trong xương gà, phản ứng với không khí trong quá trình nấu. Bạn sẽ hay gặp hiện tượng này ở những con gà tơ do cấu trúc xương và da của chúng chưa vững chắc nên máu từ tủy xương dễ thấm vào phần thịt trong quá trình nấu và làm thịt có màu đỏ hồng.
Tại sao gà luộc mãi vẫn có màu đỏ hồng?
Ngoài ra, khi luộc gà bằng nước sôi, phần thịt ở bên ngoài sẽ chín ngay dẫn tới hiện tượng globin có xu hướng dịch chuyển từ bên ngoài vào trong. Phần thịt càng dày thì globin đọng bên trong càng nhiều. Khi cắt ra sẽ thấy trung tâm miếng thịt có màu đỏ hồng. Đây là hiện tượng bình thường khi thịt được gặp nước nóng đột ngột.
Cách luộc gà không bị đỏ thịt:
Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh
Khi luộc gà bằng nước nóng, phần thịt dễ có xu hướng bị đỏ. Do vậy, bạn có thể chọn cách luộc gà ngay từ khi nước còn lạnh. Phần thịt được làm nóng từ từ sẽ không xảy ra hiện tượng globin di chuyển từ ngoài vào trong, thịt sẽ chín và có màu trắng đều.
Rút xương gà
Trường hợp không luộc gà nguyên con, bạn có thể cân nhắc đến phương án rút phần xương gà. Khi tách riêng phần xương và thịt, sắc tố đỏ trong xương không xâm nhập được vào thịt khi nấu, giúp miếng thịt không bị đỏ.
Tẩm ướp trước khi luộc gà
Bạn có thể ướp gà với một ít giấm hoặc nước cam, nước quýt để làm giảm độ pH trên thịt gà. Như vậy sẽ ngăn phản ứng của globin và hạn chế được tình trạng thịt gà bị đỏ khi nấu.
Để lửa nhỏ khi thấy nước luộc gà đã sôi
Khi luộc gà chú ý để bụng gà hướng xuống dưới và đổ nước vào nồi sao cho vừa ngập cả con gà là được, chọn nồi vừa phải không to và không nhỏ quá khi luộc. Khi nước trong nồi luộc gà đã sôi, lúc này nên vặn nhỏ lửa, vì nếu để sôi sùng sục, phần thịt ở đùi sẽ co tụt lên, ra thành phẩm sẽ rất xấu. Sau khi nước sôi được khoảng 5 phút, vặn nhỏ gas hết cỡ, để trong vòng 5 phút nữa rồi tắt và đậy vung kín chừng 20 phút.
Bạn có thể thử xem gà đã chín chưa bằng cách dùng đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu hồng là đã chín.
Luộc một con gà ngon và nhanh nhất khoảng 20 phút (thường là là 30 phút), nhưng để gà luộc chín đều, da vàng óng phải mất khoảng 45-60 phút (để lửa nhỏ).
Để gà luộc da vàng trông mọng, màu da vàng tươi tắn, sau khi vớt ra, nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nên nhớ nước lạnh càng tốt. Đến lúc gà nguội hẳn các bạn mới lấy ra đĩa. Nếu không làm như vậy, da gà sẽ bị khô và xỉn màu không đẹp. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng dùng 1 củ nghệ gọt vỏ rồi giã nhỏ vắt lấy nước trộn với phần mỡ gà đã chiên lên ra mỡ quét một lớp lên da gà, chúng ta sẽ có món gà luộc màu vàng bóng và căng mượt.
Tác giả: Mộc
-
Luộc gà cúng xong đừng bày ra đĩa ngay, làm thêm 1 bước để da gà căng bóng, không bị thâm xỉn
-
Luộc gà cúng nước sôi hay nước lạnh không quan trọng: Nhớ thả thêm thứ này vàng ươm, đẹp mắt
-
Vì sao thịt gà luộc mãi vẫn đỏ? Không phải do chưa chín, làm theo cách này khỏi lo thịt bị sống
-
Luộc gà đông lạnh nhớ làm đúng bước này, da gà săn chắc, không bị rách, thịt chắc ngọt như gà tươi
-
Luộc gà bao nhiêu phút thì chín? Luộc xong đừng vội vớt ra đĩa, làm thêm một bước để thịt chắc, da giòn