Cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt hiệu quả nhất

( PHUNUTODAY ) - Khi có bất kỳ biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa ngay để được chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp với nguyên nhân.

phong-tranh-roi-loan-kinh-nguyet
 

Khi có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thì phải làm gì?

Khi có bất kỳ biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa ngay để được chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp với nguyên nhân. Siêu âm là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán thai và các khối u sinh dục dễ dàng, nhanh chóng, ít xâm lấn, rẻ tiền mà độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, không phải loại bệnh nào cũng có thể dùng siêu âm để định bệnh chẳng hạn như những bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết. Những bệnh này thì phải làm xét nghiệm máu mới tìm được nguyên nhân bệnh. Để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, bệnh nhân phải được nạo lòng tử cung để làm xét nghiệm mô học. Đối với bệnh viêm sinh dục, cần có xét nghiệm cấy vi khuẩn để định danh. Để chẩn đoán ung thư cổ tử cung, cần phải làm phết tế bào cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung… Như vậy, có rất nhiều phương pháp từ đơn giản, rẻ tiền như soi cổ tử cung đến phức tạp, đắt tiền như cộng hưởng từ, chụp cắt lớp (gọi tắt là chụp CT), nội soi… để tìm nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Các cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt trước khi phải điều trị:

1. Duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (có thể hơn), ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng với khẩu phần ăn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất.

Ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày, tránh thức khuya, mỗi đêm nên ngủ trước 11 giờ đêm và dậy trước 7 giờ sáng. Dậy thì là độ tuổi thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt hơn cả. Do đó, các bạn nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, buổi trưa nên dành 30 phút để thư giãn nghỉ ngơi, dù không ngủ cũng nên nhắm mắt thư giãn. Một cốc sữa ấm 30 độ C sẽ giúp bạn có một giấc ngủ đêm sâu hơn.

Tránh việc sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, trà đặc... đồng thời bỏ thuốc lá ngay nếu có thể và tránh xa những nơi có khói thuốc

Những thực phẩm gây rối loạn kinh nguyệt như: đồ ăn có vị chua, cay, nóng, đồ ngọt có lượng đường cao... các bạn không nên dùng, nhất là vào ngày ra kinh.

2. Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao

Dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Bạn có thể tập các bài tập như chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, aerobic,... đều là những lựa chọn phù hợp, nhưng không nên tập những bài tập quá mất sức nhé.

Không nên tập thể dục thể thao, vận động mạnh trong những ngày “đèn đỏ” tránh những hậu quả xấu.

3. Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày nhất là trong những ngày kinh nguyệt để các vi khuẩn từ môi trường không xâm nhập vào cơ thể, tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt.

Cần kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt và viêm nhiễm phụ khoa. Không quan hệ tình dục trong những ngày “đèn đỏ” tránh viêm nhiễm và vi khuẩn xâm nhập.

4. Có lối sống lành mạnh

Không quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy trong tình yêu.

Không sử dụng nhiều “đồ chơi người lớn” trong lúc “yêu”.

“Yêu” đúng cách và đúng liều.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn