1. Lá hẹ
Đông y gọi hẹ là cửu thái, khởi dương thảo, có vị cay, tính ấm, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm… Sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh dùng hẹ trong nhiều bài thuốc trị tiểu dầm, ho, cảm, thổ tả, lên cơn suyễn đột ngột…
Thành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit mạnh hơn cả kháng sinh Penicillin, chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis…
Cách dùng:
- Lá hẹ trị chứng viêm họng nặng: Họng bị viêm nặng, sưng đau, ăn uống khó khăn thì lấy một nắm lá hẹ hơ nóng rồi đặt vào trước cổ, bó lại. Khi thấy lá hẹ nguội thì lại thay bằng nắm lá hẹ hơ nóng khác. Sau vài lần làm như thế bệnh sẽ khỏi.
- Lá hẹ chữa ho trẻ em: Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho bát vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống nước dần trong ngày, 2-3 lần.
2. Bạc hà
Bạc hà là cây thân thảo sống lâu năm, thường được dùng để chế biến thức uống và món ăn. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được dùng để cải thiện các chứng bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản...
Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng làm mát tại chỗ, tiêu viêm và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, lá bạc hà còn có tác dụng sát khuẩn mạnh, hỗ trợ giảm ngứa và triệu chứng khó chịu ở hầu họng.
Cách dùng: Lá bạc hà 5 lá, rửa sạch với 1 hạt muối trắng nhai nát rồi nuốt dần. Ngày 3 lần sẽ giúp giảm kích ứng và đau họng.
3. Húng quế
Rau húng quế có thể được sử dụng như một biện pháp tự nhiên hỗ trợ trong việc giảm triệu chứng ho. Nó chứa các chất có khả năng chống viêm, chống ôxy hóa và kháng vi khuẩn, có thể có tác dụng làm dịu họng và giảm ho.
Húng quế có vị hơi ngọt và cay, là loại rau thơm phổ biến trong nhánh bạc hà. Húng quế có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh, cúm.
Cách dùng: Húng quế thường được dùng trực tiếp là ăn lá sống kèm với thức ăn hoặc trang trí trên salad, súp...