Nên làm gì khi bị bệnh bụi phổi bông?

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh bụi phổi bông thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phổi bụi bông là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phổi bụi bông thường xảy ra trong thời gian đầu của tuần làm việc và thường cải thiện vào cuối tuần. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với các hạt bụi trong thời gian dài, bạn có thể gặp một số triệu chứng trong suốt tuần. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này tương tự như bệnh hen suyễn, bao gồm đau thắt ngực, thở khò khè và ho. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể có những triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như:

Sốt;

Đau cơ bắp và khớp;

Run rẩy;

Mệt mỏi;

Ho khan.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phổi bụi bông thường biến mất khi bạn không còn tiếp xúc với bụi. Tuy nhiên, chức năng phổi có thể bị ảnh hưởng vĩnh viễn nếu việc phơi nhiễm với bụi bông vẫn tiếp diễn. Do đó, nếu có dấu hiệu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải báo với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây bệnh

77.nen-la-gi-khi-bi-benh-bui-phoi-bong-phunutoday.vn

Nhiều loại bụi có thể gây ra ho. Các loại bụi khoáng do làm việc phổ biến nhất gây ra ho khí phế quản là amiăng, silic (bụi đá và cát) và bụi than.

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị bụi phổi bông

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tránh cho tình trạng này trở nặng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Chẩn đoán bệnh bệnh bụi phổi bông

Chẩn đoán phổi nhiễm bụi bông cần dựa vào: Yếu tố tiếp xúc và hình ảnh bệnh lý lâm sàng.

Những người có tiếp xúc với bụi bông quá tiêu chuẩn cho phép lâu năm dễ bị bệnh (thường trên 5 năm). Chú ý những người làm việc ở giai đoạn đầu của quá trình kẻo sợi. Đối với bụi lanh, gai, thời gian xuất hiện bệnh có thể có sớm hơn.

Về lâm sàng người ta dựa vào hội chứng bệnh lý điển hình đó là: hội chứng ngày thứ hai. Các triệu chứng hô hấp nói chung và biểu hiện của bệnh bụi phổi bông nói riêng được phát hiện nhờ sử dụng “Bảng câu hỏi tiêu chuẩn hoá các triệu chứng cơ quan hô hấp' của Hội vệ sinh công nghiệp Anh đề xuất (1972) hoặc trong tài liệu của WHO 'Chẩn đoán sớm các bệnh nghề nghiệp' (1986).

Ở Việt Nam chúng ta đã bước đầu sử dụng bảng câu hỏi này, với một số câu hỏi thêm cho phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta để kiểm tra tình hình viêm phế quản mạn và bệnh bụi phổi bông trong công nhân tiếp xúc với bụi thực vật ở Hà Nội và Hà Sơn Bình, kết quả cho thấy sử dụng bảng câu hỏi rất tiện lợi và phù hợp cho việc chẩn đoán bệnh.

Về cận lâm sàng: Đo chức năng hô hấp, đo thể tích thở ra tối đa/giây và làm nghiệm pháp động dược học.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn