TQ ’già mồm’ đòi chủ quyền, Philippines mở cửa với ASEAN

TQ phản bác cáo buộc "đe dọa hòa bình và an ninh khu vực", cựu Bộ trưởng QP Philippines kêu gọi mở cửa căn cứ cho cả ASEAN, Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân hay không là ở Mỹ...là tin tức thời sự chính ngày 2/7.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua (1/7) đã phản bác cáo buộc của Philippines cho rằng, sự tăng cường hiện diện quân sự và bán quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Đây là phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước việc tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46 ở Brunei ngày 30/6, Ngoại trưởng Philippines Rosario del Rosario công khai lên án “sự hiện diện ồ ạt của các tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc” tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép, nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phi pháp – PV) gây ra “mối đe dọa đến nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua (1/7) đã phản bác cáo buộc của Philippines cho rằng, sự tăng cường hiện diện quân sự và bán quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Đây là phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước việc tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46 ở Brunei ngày 30/6, Ngoại trưởng Philippines Rosario del Rosario công khai lên án “sự hiện diện ồ ạt của các tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc” tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép, nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phi pháp – PV) gây ra “mối đe dọa đến nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Theo bà Hoa Xuân Oánh, Trung Quốc có cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” ở quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh. Bắc Kinh sẽ kiên định bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích” của mình tại Biển Đông cũng như kiên trì quan điểm bảo vệ hòa bình và ổn định tại vùng biển giàu tài nguyên này.

Theo bà Hoa Xuân Oánh, Trung Quốc có cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” ở quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh. Bắc Kinh sẽ kiên định bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích” của mình tại Biển Đông cũng như kiên trì quan điểm bảo vệ hòa bình và ổn định tại vùng biển giàu tài nguyên này.

Đồng thời, bà Hoa Xuân Oánh cũng giải thích rằng, những căng thẳng gần đây trên Biển Đông không phải là do Trung Quốc và nhắc lại việc Philippines cố tình làm đắm một tàu chiến cũ ở Bãi Cỏ Mây hồi năm 1999 hòng xác lập sự chiếm đóng tại đây là phi pháp. Bà Hoa Xuân Oánh còn lên giọng tuyên bố Trung Quốc có cơ sở hợp lý và hợp pháp để đối phó với một loạt các hành động khiêu khích từ phía Philippines.

Đồng thời, bà Hoa Xuân Oánh cũng giải thích rằng, những căng thẳng gần đây trên Biển Đông không phải là do Trung Quốc và nhắc lại việc Philippines cố tình làm đắm một tàu chiến cũ ở Bãi Cỏ Mây hồi năm 1999 hòng xác lập sự chiếm đóng tại đây là phi pháp. Bà Hoa Xuân Oánh còn lên giọng tuyên bố Trung Quốc có cơ sở hợp lý và hợp pháp để đối phó với một loạt các hành động khiêu khích từ phía Philippines.

Mới đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đã tuyên bố không chỉ tán thành kế hoạch mở cửa căn cứ hải quân và không quân với Mỹ và Nhật mà còn kêu gọi cho phép các quốc gia ASEAN và Úc tiếp cận căn cứ của nước này. “Tôi ủng hộ việc mở cửa các căn cứ Philippines không chỉ với Nhật và Mỹ mà còn cả các quốc gia thân thiện, như các quốc gia ASEAN hoặc Úc”, ông Teodoro nói với báo mạng Rappler vào hôm 1/7, khi được đề nghị phát biểu về kế hoạch mở cửa căn cứ ở vịnh Subic của chính phủ.

Mới đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đã tuyên bố không chỉ tán thành kế hoạch mở cửa căn cứ hải quân và không quân với Mỹ và Nhật mà còn kêu gọi cho phép các quốc gia ASEAN và Úc tiếp cận căn cứ của nước này. “Tôi ủng hộ việc mở cửa các căn cứ Philippines không chỉ với Nhật và Mỹ mà còn cả các quốc gia thân thiện, như các quốc gia ASEAN hoặc Úc”, ông Teodoro nói với báo mạng Rappler vào hôm 1/7, khi được đề nghị phát biểu về kế hoạch mở cửa căn cứ ở vịnh Subic của chính phủ.

Nga và Trung Quốc sẽ tiến hành hai cuộc tập trận chung trong tháng 7, 8 nhằm tăng cường quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước, theo thông báo của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy và hôm 1/7. Hãng RIA Novosti dẫn phát biểu của ông Phòng sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Valery Gerasimov cho biết cuộc tập trận đầu tiên có tên gọi Tương tác Hải quân 2013 sẽ diễn ra tại vùng biển Nhật Bản từ ngày 5 đến 12/7.

Nga và Trung Quốc sẽ tiến hành hai cuộc tập trận chung trong tháng 7, 8 nhằm tăng cường quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước, theo thông báo của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy và hôm 1/7. Hãng RIA Novosti dẫn phát biểu của ông Phòng sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Valery Gerasimov cho biết cuộc tập trận đầu tiên có tên gọi Tương tác Hải quân 2013 sẽ diễn ra tại vùng biển Nhật Bản từ ngày 5 đến 12/7.

Trong khi đó, trước thềm Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN - Ấn Độ, ông Salman Khurshid, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố nước này tẩy chay mọi hành động sử dụng vũ lực trên Biển Đông đồng thời cho biết Ấn Độ cũng sẽ thể hiện quan điểm này khi nói chuyện với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. 'COC đang được tiến hành nhưng một phần của những nguyên tắc rộng lớn hơn, chúng tôi ủng hộ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông và Ấn Độ tẩy chay mọi hành động sử dụng vũ lực trên vùng biển này”, ông Khurshid nói.

Trong khi đó, trước thềm Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN - Ấn Độ, ông Salman Khurshid, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố nước này tẩy chay mọi hành động sử dụng vũ lực trên Biển Đông đồng thời cho biết Ấn Độ cũng sẽ thể hiện quan điểm này khi nói chuyện với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. "COC đang được tiến hành nhưng một phần của những nguyên tắc rộng lớn hơn, chúng tôi ủng hộ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông và Ấn Độ tẩy chay mọi hành động sử dụng vũ lực trên vùng biển này”, ông Khurshid nói.

 Trong một diễn biến khác, thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Triều Tiên, đang trên đường tới thủ đô Moscow (Nga),  hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin. Trước đó, hôm 29/6, Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga cho biết đại diện ngoại giao Triều Tiên sẽ thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán, vốn bị đình trệ nhiều năm, để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Trong một diễn biến khác, thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Triều Tiên, đang trên đường tới thủ đô Moscow (Nga), hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin. Trước đó, hôm 29/6, Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga cho biết đại diện ngoại giao Triều Tiên sẽ thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán, vốn bị đình trệ nhiều năm, để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, Choi Myung-nam, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã nói với các phóng viên bên lề Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN đang diễn ra tại Brunei hôm thứ Ba (2/7): “Chúng tôi sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân, trừ khi Mỹ rút lại chính sách thù địch chống lại đất nước của chúng tôi”.

Trong khi đó, Choi Myung-nam, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã nói với các phóng viên bên lề Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN đang diễn ra tại Brunei hôm thứ Ba (2/7): “Chúng tôi sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân, trừ khi Mỹ rút lại chính sách thù địch chống lại đất nước của chúng tôi”.

Trong một động thái khác, Ngoại trưởng Triều Tiên Pak Ui-chun cũng đưa ra lời đề nghị nối lại đàm thoại với Mỹ và yêu cầu Mỹ không nên đưa ra 'các điều kiện tiên quyết' cho cuộc đối thoại này.

Trong một động thái khác, Ngoại trưởng Triều Tiên Pak Ui-chun cũng đưa ra lời đề nghị nối lại đàm thoại với Mỹ và yêu cầu Mỹ không nên đưa ra "các điều kiện tiên quyết" cho cuộc đối thoại này.

Hôm 1/7, một nghị sĩ của Đảng cầm quyền Nhật Bản đã ở trên một trong 4 chiếc thuyền đánh cá hướng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Đây là động thái đáp lại hành động 4 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển này trước đó.

Hôm 1/7, một nghị sĩ của Đảng cầm quyền Nhật Bản đã ở trên một trong 4 chiếc thuyền đánh cá hướng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Đây là động thái đáp lại hành động 4 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển này trước đó.

 Mới đây, Tổng thống Syria trong bài trả lời phỏng vấn của hãng truyền hình Libanon đã cho biết hiện có 100.000 lính đánh thuê đang chiến đấu chống lại ông. Gần 200 người đến từ nước Nga đang chiến đấu bên phía các chiến binh ở Syria, Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia LB Nga FSB Aleksandr Bortnikov đã tuyên bố như vậy sau hội nghị những người lãnh đạo mật vụ, các cơ quan an ninh và bảo vệ pháp luật nước ngoài- những đối tác của FSB Nga.

Mới đây, Tổng thống Syria trong bài trả lời phỏng vấn của hãng truyền hình Libanon đã cho biết hiện có 100.000 lính đánh thuê đang chiến đấu chống lại ông. Gần 200 người đến từ nước Nga đang chiến đấu bên phía các chiến binh ở Syria, Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia LB Nga FSB Aleksandr Bortnikov đã tuyên bố như vậy sau hội nghị những người lãnh đạo mật vụ, các cơ quan an ninh và bảo vệ pháp luật nước ngoài- những đối tác của FSB Nga.

Trong khi đó, Huân tước Ashdown, cựu lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do Anh, lên tiếng phản đối việc vũ trang cho quân nổi dậy Syria và tiết lộ lực lượng này đã nhận được 3.500 tấn vũ khí. 'Họ không cần vũ khí. Theo số liệu ước tính, 3.500 tấn vũ khí của Saudi Arabia, Qatar đã được vận chuyển tới Syria thông qua con đường Croatia và hầu như chỉ rơi vào tay các nhóm thánh chiến”, ông Ashdown nhấn mạnh. (Tổng hợp từ TNO, Kiến Thức, Infonet, TPO, Petrotimes)

Trong khi đó, Huân tước Ashdown, cựu lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do Anh, lên tiếng phản đối việc vũ trang cho quân nổi dậy Syria và tiết lộ lực lượng này đã nhận được 3.500 tấn vũ khí. "Họ không cần vũ khí. Theo số liệu ước tính, 3.500 tấn vũ khí của Saudi Arabia, Qatar đã được vận chuyển tới Syria thông qua con đường Croatia và hầu như chỉ rơi vào tay các nhóm thánh chiến”, ông Ashdown nhấn mạnh. (Tổng hợp từ TNO, Kiến Thức, Infonet, TPO, Petrotimes)