Đặt hạn mức chi phí ăn uống hàng tháng
Đây là bước đầu tiên cần thực hiện nếu muốn tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong gia đình. Đồng thời đảm bảo ngân sách chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư được duy trì hiệu quả.
Việc đặt hạn mức ăn uống sẽ căn cứ vào 2 yếu tố: tiềm lực kinh tế và nhu cầu ăn uống của mỗi gia đình.
Trong đó, tiềm lực kinh tế là yếu tố then chốt cần quan tâm. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao, chi phí ăn uống có thể thoải mái một chút. Nhưng nếu thu nhập ở mức trung bình, cần có sự cân nhắc trong chi tiêu.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, chỉ nên dành khoảng 20% thu nhập cho chi phí ăn uống. Đây là con số hợp lý để tiết kiệm tiền ăn cũng như đảm bảo ngân sách cho các hoạt động khác.
Nếu hiện tại, ngân sách ăn uống hàng tháng đang chiếm quá nhiều khiến bạn không còn đủ tiền để tiết kiệm. Hãy xem xét lại kế hoạch chi tiêu của mình để có sự điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt, nên hạn chế những buổi ăn uống, tiệc tùng cùng bạn bè, người thân ở ngoài. Nó sẽ khiến bạn thường xuyên rơi vào tình trạng “rỗng túi” vào cuối tháng.
Chuẩn bị thực đơn trong 1 tuần
Đây là cách làm khoa học mà hầu hết mọi người đều bỏ qua. Việc lên kế hoạch thực đơn đem lại nhiều lợi ích như:
- Chuẩn bị món ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
- Đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng
- Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại
Việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn. Không cần ngày nào cũng phải suy nghĩ: “Ngày mai sẽ ăn gì?” Hoặc nếu có công việc đột xuất, không thể đi chợ, có thể nhờ người thân làm giúp khi đã có sẵn thực đơn.
Khi đã có thực đơn cho cả tuần, bạn sẽ có thời gian tìm hiểu về giá cả thực phẩm trên thị trường. Từ đó, lên kế hoạch mua sắm sao cho tiết kiệm nhất.
Lên danh sách thực phẩm cần mua
Trước tiên, cần kiểm tra những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh. Bạn sẽ biết được trong nhà còn những gì? Có thể lấy ra sử dụng trong những ngày tới hay không?
Có thể kết hợp những thực phẩm hiện có trong tủ lạnh với các nguyên liệu mua thêm để chế biến thành món mới cho bữa ăn.
Việc này vừa giúp tiết kiệm tiền đi chợ, vừa tránh lãng phí .Vì thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ bị hỏng.
Tiếp đó, hãy lên danh sách những món đồ cần mua theo thực đơn đã chuẩn bị. Nên ước tính giá cả và cân nhắc về chủng loại.
Bạn không những tiết kiệm thời gian. Mà còn hạn chế việc lãng phí tiền bạc cho những mặt hàng không cần thiết.
Bên cạnh đó, từ danh sách này, bạn có thể ước tính được số tiền cần mang theo khi đi mua sắm. Sẽ rất khó để kiềm chế sở thích của bản thân nếu có nhiều tiền trong ví.
Tuyệt chiêu đi chợ giúp tiết kiệm tiền ăn
Nên tránh giờ cao điểm đi mua thức ăn. Ví dụ như trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Đây là lúc người mua tập trung nhiều nhất. Và giá thực phẩm cũng đắt nhất.
Có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi buổi trưa để đi mua thức ăn. Lúc này, chợ thường vắng người hơn. Thuận tiện cho việc lựa chọn thực phẩm mà giá cả cũng ưu đãi hơn buổi sáng.
Ngoài ra, đi chợ sau 6 giờ tối cũng là một lựa chọn không tồi. Thời gian này, không ít chủ chủ sạp chuẩn bị dọn hàng. Vì hàng hóa còn lại không nhiều nên giá cả cũng sẽ được giảm đáng kể.
Thực tế, giá thực phẩm ở mỗi sạp hàng đều không giống nhau. Do đó, nên tham khảo giá cả ở nhiều sạp khác nhau trước khi mua hàng.
Ngoài ra, tình hình thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thực phẩm. Thông thường, nếu thời tiết xấu đi, giá các mặt hàng sẽ lập tức tăng lên.
Vì thế, nên quan tâm nhiều hơn đến dự báo thời tiết. Trước khi thời tiết xấu đi, cần tích trữ một số loại thức ăn ở mức vừa phải.
Dự trữ số lượng nhiều những đồ cần thiết
Sẽ tiết kiệm tiền ăn nếu bạn dự trữ sẵn trong nhà những đồ cần thiết, thường xuyên sử dụng hàng ngày như:
Cà chua và dưa leo: đây là hai thực phẩm mà chúng ta có thể ăn sống hoặc nấu chung với nhiều món ăn khác.
Hành, tỏi khô: gia vị góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn và được sử dụng hầu như mỗi ngày. Bạn có thể yên tâm khi số lượng nhiều với giá rẻ vì nó bảo quản được lâu.
Dầu ăn, gia vị: luôn dự trữ sẵn trong nhà sẽ tiết kiệm thời gian đi lại nhưng không nên quá 3 – 6 tháng.
Trứng: món ăn dễ chế biến và phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên bảo quản 7-10 ngày nếu không sẽ bị hỏng hoặc giảm giá trị dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn liền ( mì tôm, xúc xích, thịt hộp…): chú ý hạn sử dụng và điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Tiết kiệm tiền ăn bằng cách đi chợ theo tuần
Ở các nước Phương Tây, người dân có thói quen đi siêu thị 1 lần và mua đồ cho cả tuần. Nhưng ở Việt Nam, hầu hết mọi người không có thói quen này.
Mọi người thường đi chợ hàng ngày để có thể mua thực phẩm tươi ngon cho cả gia đình. Tuy nhiên, việc này đôi khi sẽ đem lại nhiều bất tiện.
Bạn sẽ mất thời gian, tốn tiền xăng xe đi lại. Đặc biệt, nếu công việc đột xuất không thể đi chợ, gia đình có thể phải đi ăn ngoài.
Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu của bạn. Vì thế, nếu chưa quen cách đi chợ 1 lần/tuần, hãy bắt đầu bằng thói quen đi chợ 3 ngày/lần.
Ngoài ra, đi chợ theo tuần còn giúp bạn tiết kiệm tiền ăn đáng kể mỗi tháng. Bạn có thể sẽ được hưởng chương trình giảm giá hay nhận quà tặng kèm khi mua hàng với số lượng lớn.
Quan tâm các chương trình giảm giá
Với những thực phẩm có thể dùng trong thời gian dài như: các loại gia vị, đồ hộp, đồ ăn liền… Bạn có thể mua số lượng nhiều để tích trữ dùng dần. Như vậy, sẽ đem lại sự thuận tiện cũng như tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Bên cạnh đó, nhiều siêu thị hiện nay thường xuyên có các chương trình giảm giá để kích cầu người tiêu dùng.
Hãy cập nhật tin tức thường xuyên và tận dụng những chương trình này để mua được sản phẩm tốt với mức giá ưu đãi.
Tuy nhiên, cần cân nhắc xem những thực phẩm đó có thực sự cần thiết hay không. Đừng vì ham giá rẻ mà tiêu tốn tiền bạc cho những sản phẩm mình không sử dụng đến.
Tự nấu ăn tại nhà để tiết kiệm tiền ăn
Nhiều người không muốn nấu cơm ở nhà vì cảm thấy quá phiền phức. Vừa phải chuẩn bị đồ, nấu nướng, vừa phải dọn dẹp sau khi ăn. Vậy nên họ đều chọn đi ăn ngoài tiệm.
Đây chính là nguyên nhân chính khiến ngân sách chi tiêu của bạn không được đảm bảo. Đặc biệt là với những người có thu nhập ở mức trung bình.
Nấu ăn ở nhà không chỉ giúp bạn có những bữa cơm ngon miệng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mà còn tiết kiệm tiền ăn hàng tháng của gia đình.
Chi phí ăn uống giảm bớt đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều tiền hơn để tiết kiệm, đầu tư hoặc chi tiêu cho những khoản mục khác.
Mời khách đến nhà – vừa tiết kiệm tiền ăn, vừa vui vẻ
Nếu khách của bạn là người ngoại tỉnh, hãy thiết đãi họ bằng những món ăn quê hương tại chính ngôi nhà của mình. Điều này sẽ thể hiện được sự tinh tế và thành ý của người mời.
Trong khi đó, chi phí cho một bữa tiệc thịnh soạn ở nhà chỉ bằng 30 – 50% so với ăn ở nhà hàng.
Trong lúc thưởng thức, các vị khách cũng có thể cảm nhận được sự lan tỏa của văn hóa địa phương.
Tự mình xuống bếp chuẩn bị đồ ăn vừa tiết kiệm tiền, vừa là dịp để bạn thể hiện khả năng bếp núc của mình với mọi người.
Duy trì việc ghi chép chi tiêu
Đây là một trong những cách đạt hiệu quả nhất nếu muốn chi tiêu hợp lý khi mua sắm. Mỗi ngày, nên dành ra một khoảng thời gian để nhìn lại hôm nay bạn đã chi tiêu những gì.
Ghi chép chi tiêu giúp bạn nắm rõ tiền của mình đang được sử dụng như thế nào? Đâu là khoản chi khiến ngân sách tiêu tốn nhiều nhất? Có cần cắt giảm khoản chi nào trong tháng tới hay không?
Tác giả: Thạch Thảo
-
10 mẹo chi tiêu mùa dịch giúp tiết kiệm 1 nửa tiền so với thông thường
-
5 sai lầm chí mạng khiến tiền không cánh mà bay, gặp mùa dịch càng khó xoay xở
-
3 loại tiền dù nghèo cũng đừng bao giờ tiết kiệm
-
3 "điểm tròn" trên người phụ nữ có mệnh vượng phu ích tử, cứ nhìn qua là rõ
-
Chỉ dùng củ khoai tây mà cả đàn chuột lăn đùng, bị diệt tận gốc