10 loại thực phẩm giàu i-ốt nên ăn hàng ngày để đẩy lùi ung thư, bướu cổ

( PHUNUTODAY ) - Trẻ em thiếu I-ốt dẫn đến lùn, mắc bướu cổ, kém tập trung… Với thanh niên, người lớn nếu không bổ sung đủ I-ốt dẫn đến mắc các bệnh như bướu cổ, hư hại chức năng thần kinh, tâm thần. Cần bổ sung ngay I-ốt vào bữa ăn hằng ngày để tránh được tiền mất tật mang

Rong biển

Tảo bẹ là một loại rong biển, có chứa lượng i-ốt lên đến 2000 microgam. Kế đến là tảo Arame và tảo nâu Wakame chứa 730 microgam và 80 microgam i-ốt.

Cá biển

Cá tuyết có chứa rất nhiều i-ốt do sống trong môi trường biển. Đây được xem là loại cá có hàm lượng calo cao với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như axit béo, omega-3, vitamin D, E, kali, folate và protein. Một phần cá tuyết 87 gam chứa đến 99 microgam i-ốt.

Sữa

Một ly sữa chứa đến 56 microgam i-ốt, ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp vitamin D, canxi cực tốt cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, sữa còn chứa các khoáng chất tuyệt vời như mangan, folate, phốt pho, kali, magie…

Sữa chua cũng là một sản phẩm làm từ sữa rất giàu i-ốt. Một cốc sữa chua cung cấp 154 microgam i-ốt, giàu protein, canxi…

Khoai tây

100 g khoai tây chứa khoảng 4.5 mcg. Tuy không quá cao, nhưng so với các loại rau củ quả khác, khoai tây vẫn là thực phẩm giàu i-ốt.

Tôm

Trong 87 gam tôm biển có chứa đến 35 microgam i-ốt. Ăn tôm mỗi ngày giúp tăng cường protein, canxi và các khoáng chất cần thiết khác.

Lườn gà

Trong 87 gam lườn gà chứa 34 microgam i-ốt, chiếm 23% lượng i-ốt cơ thể cần mỗi ngày. Lườn gà còn giàu kali, phốt pho, vitamin B tổng hợp và rất ít calo.

Trứng gà

Trong trứng gà có chứa i-ốt rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một quả trứng luộc có chứa 12 microgam i-ốt, chiếm 9 % lượng i-ốt cơ thể cần.

Phô mai

Trong mỗi miếng phô mai chứa đến 12 microgam i-ốt. Tuy nhiên, nó có hàm lượng calo lớn, nên bạn nên ăn lượng vừa phải để hạn chế tăng cân.

Ngô

Ăn ngô giúp tăng lượng i-ốt cho cơ thể. Nửa chén ngô giúp cung cấp 14 microgam i-ốt. Bạn có thể ăn ngô luộc như một bữa ăn nhẹ, hoặc thêm vào canh, salad cho bữa tối của mình.

Rau chân vịt

100 g rau bina (rau chân vịt) chứa 16.4 mcg i-ốt. Ngoài rau bina thì rau cần cũng có lượng i-ốt tương đương (16mcg/100g), rau dền chứa 5 mcg, súp lơ 1.2 mcg và cải xoăn 4.5 mcg.

Những loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh bướu cổ cũng không mấy xa lạ trong đời sống hằng ngày phải không nào?

Hãy tích cực bổ sung những loại thực phẩm trên. Đồng thời giữ cho mình một tinh thần thật lạc quan, vui vẻ để mau chóng hết bệnh và trở lại cuộc sống bình thường. Hãy like và share điều này tới nhiều người hơn nữa.

Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi!

Tác giả: Nguyen Nhung