Những người có di truyền đột biết gen
Những người mà có bố mẹ và anh em ruột bị ung thư đại trực tràng thì khả năng người đó bị ung thư đại trực tràng cao gấp 2-3 lần so với người bình thường
Theo các nghiên cứu thì trên 75-95% ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người có liên quan tới yếu tố về gen. Theo đó, những người mà có bố mẹ và anh em ruột bị ung thư đại trực tràng thì khả năng người đó bị ung thư đại trực tràng cao gấp 2-3 lần so với người không có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng. Vì thế, các thành viên trong gia đình cần được tầm soát ung thư định kỳ nhằm phát hiện sớm tổn thương trong đại trực tràng, ung thư đại trực tràng.
Những người có polyp đại tràng
Những người bị polyp đại tràng nếu không chữa trị kịp thời, các polyp đó có nguy cơ rất cao phát triển thành ung thư ruột già.
Các polyp đại trực tràng có nguy cơ rất cao phát triển thành ung thư đại trực tràng.
Những người mắc bệnh crohn hoặc viêm loét đại tràng trong nhiều năm
Người mắc bệnh Crohn, viêm loét đại tràng trong nhiều năm nếu không được điều trị kịp thời cũng làm tăng nguy cơ ung đại trực tràng.
Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học
Một chế độ ăn càng nhiều chất đạm từ thịt, mỡ động vật, ăn nhiều các đồ ăn được chế biến như nướng, rán, hun khói, thức ăn với nhiều chất cholesterol trong khi ăn ít chất xơ, rau hoặc trái cây, hoặc quá béo…. trong nhiều năm, có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.
Những người béo phì, hút thuốc, uống nhiều rượu
Người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh ung thư khác.
Hút thuốc và sử dụng rượu, bia thường xuyên: thuốc lá và rượu, bia làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư đại trực tràng.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Những người trên 50 tuổi
Ai cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nhưng theo thống kê trên thế giới, những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Độ tuổi này đang có xu hướng trẻ hóa.
Những người it rèn luyện thể lực
Những người ít luyện tập thể dục thể thao có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường.
Để phòng tránh ung thư đại trực tràng, bạn cần có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tránh hút thuốc lá, không sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích. Bên cạnh đó, việc tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ là rất cần thiết để phát hiện và điều trị sớm bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng
Ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng cụ thể như:
Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Chứng này được sinh ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập hàng ngày, đồng thời cũng là sự cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người chủ quan cho tới khi phát hiện bệnh.
Co thắt dạ dày: Khi khối u phát triển trong ruột chúng có thể chặn đường đi và gây ra những cơn đau co thắt ở dạ dày. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của bệnh. Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
Đi ngoài ra máu: Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây lên hiện tượng chảy máu. Do vậy mà đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, triệu chứng ung thư còn kèm theo rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài ra máu, phân lỏng, phân nhỏ… Ở giai đoạn muộn, triệu chứng này còn đi kèm với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, sút cân…