3 biểu hiện sau bữa ăn cho thấy đường huyết tăng cao
Đói ngay sau bữa ăn
Nhiều báo cao cho thấy người có lượng đường trong máu cao thường cảm thấy nhanh bị đói và khi ăn không cảm thấy nó. Nguyên nhân là do khi ăn, đường không được dung nạp khiến cơ thể luôn cảm thấy bị thiếu năng lượng. Ngoài ra, sau bữa ăn, hệ trao đôi chất cũng bị rối loạn. Thức ăn đi vào cơ thể nhưng không được hấp thụ gây ra tình trạng nhanh đói.
Buồn ngủ sau bữa ăn
Buồn ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Sau khi ăn, nhiều người cũng có hiện tượng buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ nghiêm trọng sau mỗi bữa ăn thì đó có thể là dấu hiệu đường huyết trong cơ thể đang tăng cao.
Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ ức chế bài tiết orexin. Điều này khiến cho não không được cung cấp đủ năng lượng, gây ra tình trạng buồn ngủ.
Ngoài ra, khi đường huyết tăng nhanh, các tế bào thần kinh não bộ bị ức chế và cũng gây ra hiện tượng buồn ngủ.
Ở những người bị tiểu đường lâu năm, chức năng não bị suy giảm và dễ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn.
Thường xuyên khát nước
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát nước, nhất là sau khi ăn và luôn có cảm giác khô cổ thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy đường huyết tăng cao.
Ở người bình thường, cảm giác khát sau bữa ăn vẫn xảy ra nhưng nó sẽ giảm ngay sau một lần uống nước. Tuy nhiên, nếu bạn đã uống nhiều nước mà vẫn có cảm giác khô cổ, háo nước thì nên đi kiểm tra đường huyết.
Khi đường huyết tăng cao, áp suất thẩm thấu của máu sẽ tăng lên làm cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước. Đây là nguyên nhân khiến người bị tiểu đường luôn cảm thấy khát nước. Do đó, khi gặp tình trạng khát nước bất thường, bạn cần lưu ý và nên đi kiểm tra sức khỏe sớm.
3 thực phẩm nên ăn ít để ổn định đường huyết
Thức ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol
Người bị tiểu đường không chỉ có đường huyết cao mà thường đi kèm với lượng cholesterol trong cơ thể dư thừa. Vì vậy, việc ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo và cholesterol sẽ làm tích tụ mỡ, lâu ngày gây ảnh hưởng tới tế bào gan và khiến lượng đường trong máu tăng liên tục, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol như mỡ, nội tạng động vật...
Các món ăn vặt
Để hạ đường huyết, nhiều người chỉ nghỉ đến việc giảm các món chứa nhiều đường, đồ ngọt mà không chú ý đến các loại đồ ăn vặt như bim bim, bỏng ngô, khoai tây chiên... Những món ăn vặt này cũng chứa lượng đường và muối không hề thấp. Chúng có thể khiến đường huyết tăng cao hơn và gây hại mạch máu, khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát và dễ gặp biến chứng.
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao có thể làm đường huyết tăng vọt. Người bị bệnh tiểu đường thường cắt giảm lượng gạo, bún, phở, bánh mì... trong bữa ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý đến các loại rau củ giàu tinh bột khác. Khoai tây, khoai mỡ... là những món giàu tinh bột, cũng có thể khiến đường huyết tăng nhanh.
Thay vào đó, để ổn định đường huyết, chúng ta nên ăn các loại rau lá xanh giàu chất xơ. Chúng có thể thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể và giúp ổn định đường huyết.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Thanh niên 28t ra đi mãi mãi vì K tuyến giáp: BS nói 'thủ phạm' là 2 món nhiều người vẫn ăn mỗi ngày
-
Nữ nhà văn bị K ruột nhưng 19 năm không tái phát nhờ bát canh rau ngon bổ: Người khỏe cũng nên học tập
-
Cựu đầu bếp Nhà Trắng tiết lộ "4 ăn nhiều, 1 ăn ít" để khỏe mạnh: Gia đình ông Obama cũng áp dụng
-
Phụ nữ 30t chăm ăn 9 món giàu vitamin E này, lúc nào da cũng đẹp như đôi mươi, U60 không lo nếp nhăn
-
9 món vừa "dưỡng nội tạng" vừa giúp giảm cân, phụ nữ chăm ăn mỗi ngày về già chẳng sợ ốm đau