4 cách ăn tỏi vào mùa đông dưỡng nội tạng sạch khỏe, dưỡng phổi, càng ăn da càng đẹp lại phòng mọi bệnh tật

( PHUNUTODAY ) - Tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, vào mùa đông, sử dụng tỏi theo những cách này có thể giúp bạn phòng bệnh rất hiệu quả.

Tỏi ngâm mật ong

Tỏi ngâm mật ong là món ăn giúp dưỡng gan, dưỡng dạ dày, làm giảm căng thẳng. Đây là món ăn bổ dưỡng, tốt hơn vạn thuốc bổ, giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, tỏi có vị cay, tính ôn, chứa các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2... có tác dụng kích thích tiêu hoa, giải độc, trừa đờm, sát khuẩn. Trong Đông y, tỏi được dùng để trị các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, tả, lị, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu...

Mật ong được dùng làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, sát khuẩn, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng...

Kết hợp tỏi với mất ong sẽ đem lại món ăn dưỡng nội tạng siêu tốt.

Cách làm tỏi ngâm mật ong rất đơn giản. Bạn chỉ cần bóc sạch vỏ tỏi rồi bỏ vào bình thủy tinh. Rót mật ong vào ngập tỏi. Ngâm 2-3 tuần là có thể sử dụng.

Tỏi ngâm rượu

Các chuyên gia nhận định, tỏi ngâm rượu có công dụng hoạt huyết, dưỡng thận, trừ phong thấp, đặc biệt là vào mùa đông.

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Tổ chức Y tế Thế giới nhận thấy, Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu khắc nghiệt nhưng sức khỏe của người dân nơi này lại rất tốt, ít bệnh, tuổi thọ trung bình tương đối cao. Sau đó, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập để nghiên cứu từ những bộ phận dân cư nhỏ lẻ, khu vực nông thôn. Họ phát hiện ra người dân thường dùng rượu ngâm tỏi để uống. Đây là bí quyết giúp người dân Ai Cập ngăn chặn bệnh xương khớp, bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa.

Cách làm món tỏi ngâm rượu rất đơn giản. Tỏi mua về bóc vỏ, rửa sạch rồi để ráo nước. Đập dập hoặc thái lát từng tép tỏi. Bỏ tỏi vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm. Tỷ lệ tham khảo là 250 gram tỏi và 500ml rượu rắng. Đậy kín nắp bình và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp. Dùng sau 10 ngày ngâm. Sau một thời gian, rượu sẽ chuyển dần sang màu vàng như nước nghệ.

Tỏi ngâm đường phèn

Vào mùa đông, nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp thường tăng lên và rất khó tránh. Bạn nên chuẩn bị sẵn một lọ tỏi ngâm đường phèn trong nhà để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh này.

Tỏi ngâm đường phèn giúp nhuận phổi, giảm ho, ngăn ngừa cảm cúm. Những người hay bị ốm vặt vào mùa lạnh nên sử dụng.

Lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Trường hợp bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, đau dầu, chóng mặt... có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm khó chịu.

Kết hợp đường phèn với tỏi, bạn sẽ có một hỗn hợp bồi bồ sức khỏe rất tuyệt vời.

Cách làm: Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc thái lát hoặc để nguyên cả tép tỏi rồi cho vào bình thủy tinh. Đổ đường phèn đã xay vào, cứ một lớp tỏi lại rải một lớp đường phèn. Đậy nắp, cất đi, sau 30 ngày lấy ra sử dụng.

Tỏi ngâm giấm gạo

Hỗn hợp tỏi ngâm giấm gạo rất tốt cho những người muốn giảm mỡ máu, giảm huyết áp.

Trong Đông y, giấm gạo có vị chua, tác dụng bổ dưỡng gan. Giấm gạo được sử dụng đẻ trị chướng bụng, tích trệ do uống nhiều rượu, ăn nhiều thịt cá. Uống vài li nhỏ giấm gạo cho nôn ra hoặc đại tiện thông là khỏi.

Tỏi ngâm cùng giấm gạo được dùng để phòng ngừa tăng huyết áp, mỡ máu cao, chữa đầy bụng.

Cách làm: Tỏi lột sạch vỏ, ngâm trong âu nước sôi để nguội với 2 thìa muối trong khoảng 10 phút. Vớt tỏi ra rổ cho ráo nước rồi xếp vào lọ thủy tinh, có thể thêm ớt tùy thích. Tỏi có thể để nguyên cả tép hoặc thái lát mỏng. Đổ giấm gạo vào ngập tỏi. Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Sau một tuần, có thể đem tỏi ngâm giấm gạo ra sử dụng.

Tác giả: Thanh Huyền