Mụn nhọt là vấn đề khiến các chị em đau đầu, đôi khi vì thói quen mà chị em hay tự nặn mụn tại nhà thay vì sử dụng thuốc hoặc đến da liễu. Dù các nàng có khó chịu ra sao thì vẫn cần phải tuân thủ đúng thao tác để tránh làm mụn lây lan. Đồng thời tuân thủ các bước làm sạch da, thoa kem phục hồi... kỹ lưỡng nhằm hạn chế tối đa sự hình thành thâm mụn hoặc thâm sẹo.
Làm sạch vết mụn
Các nốt ửng đỏ cần được xử lý như một vết thương hở thông thường. Bao gồm việc sát trùng và làm sạch bằng cách sử dụng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, giúp loại bỏ tạp chất, ngăn ngừa mụn lan rộng hoặc hình thành các tổn thương khác.
Làm dịu da
Quá trình nặn mụn có thể khiến da bị kích ứng, ửng đỏ và thậm chí bị viêm da, chưa kể là sau khi nặn còn dễ để lại vết thâm. Đó là lý do sau khi nặn mụn, bạn cần nhanh chóng làm dịu vùng da vừa bị tác động để nó khỏi sưng tấy, bằng cách chườm đá lạnh (bọc trong khăn sạch), hoặc chườm ấm lên vết mụn khoảng 30 giây. Cách này sẽ giúp làn da nhanh chóng hồi phục như bình thường.
Chú trọng dưỡng ẩm
Cân bằng độ ẩm đóng vai trò quan trọng giúp làn da duy trì độ đàn hồi tốt, trở nên mềm mại và căng mướt hơn. Ngoài ra việc dưỡng ẩm còn hỗ trợ phục hồi da, tăng cường lớp bảo vệ tự nhiên trước những tổn thương do mụn gây nên. Bạn có thể sử dụng serum cấp ẩm, kem dưỡng hoặc đắp mặt nạ định kỳ cho da nhé. Lưu ý thêm là sau khi nặn mụn thì nên tránh dùng sản phẩm chứa thành phần tẩy tế bào chết để tránh khiến da bị khô hoặc dễ kích ứng.
Chống nắng kỹ lưỡng
Đối với làn da bị mụn thì cần ưu tiên các sản phẩm chống nắng lành tính hoặc loại dành riêng cho da mụn. Nếu làn da mụn mà tiếp xúc với ánh nắng dài sẽ khiến các nốt thâm mụn dưới tác động của tia cực tím sẽ ngày càng đậm màu và rất khó để loại bỏ. Vậy nên dù bận rộn cỡ nào thì nàng cũng đừng quên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài nhé.
Trên đây là những lưu ý cơ bản khi nặn mụn, nhưng chỉ áp dụng với mụn nhỏ. Nếu là mụn bọc hoặc mụn lâu ngày, chị em cần tham khảo tư vấn của chuyên gia da liễu nhé. Hơn nữa, trước khi nặn mụn, các bạn nên chú ý vệ sinh da mặt, tay và dụng cụ nặn mụn thật sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu tình trạng da cụ thể của mình cũng vô cùng cần thiết, bởi không phải loại mụn nào cũng có thể tùy tiện nặn ở nhà được đâu.
Tác giả: Hạ Anh
-
5 loại nước trị mụn, "bơm" collagen" vào da siêu đỉnh: Chị em chăm dùng da hồng hào, lúc nào cũng như gái 20
-
Bỏ túi những điều cần biết về mụn ẩn và cách giải quyết
-
Việt Nam có loại rau “bổ như thuốc” trị đau lưng, điều hòa kinh nguyệt: Không tận dụng quá phí
-
Đánh bay mụn cứng đầu trở nên dễ dàng hơn nếu bạn nắm rõ các nguyên tắc này
-
5 công thức tắm trắng bằng bia giúp da sáng mịn và se khít lỗ chân lông