4 điểm chung dễ thấy ở người trường thọ thông qua đi đứng, ai có đủ thật đáng chúc mừng

( PHUNUTODAY ) - Tuổi thọ của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như gen di truyền, lối sống,… Tuy nhiên, dựa vào biểu hiện khi đi đứng có thể đoán biết phần nào khả năng trường thọ của một người.

Tốc độ đi nhanh

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng tư thế tốt là chìa khó để duy trì sức sống và sức khỏe tinh thần. Vì vậy mới có câu: “Đứng như tùng, ngồi như chuồng, đi như gió, nằm như cung”.

Đứng như tùng là dáng đi đứng thẳng, chân đặt vững chắc trên đất, kiên cường không dễ lay động như cây tùng. Ngồi như chuông chỉ trạng thái khi ngồi, thân thể vững vàng giống như một cái chuông, ở giữa rỗng (ý chỉ tâm rỗng không tạp niệm).

Đi như gió chỉ người có thể đi lại nhẹ nhàng, bước chân nhẹ bỗng. Nằm như cung chỉ dáng nằm ngủ cong một bên giống như cây cung. Ở tư thế này chẳng những cơ thể dễ dàng buông lỏng mà các mạch lạc trong cơ thể cũng dễ dàng bảo trì trạng thái liên thông.

Ngoài ra, đi bộ nhanh như gió còn là dấu hiệu của người có sức khỏe tốt.

Nếu một người có thể đi bộ với tốc độ hơn 0,9 mét/giây thì người đó có khả năng kéo dài tuổi thọ lâu hơn. Bởi vì tốc độ này có thể cho thấy rằng cơ thể người đó đang ở trạng thái khỏe mạnh, đặc biệt là hệ xương, tim phổi.

Thường thì ở người cao tuổi, các cơ xương khớp hay chức năng tim phổi của cơ thể sẽ dần dần yếu đi do bị lão hóa theo tuổi tác. Khi đi bộ, tốc độ sẽ chậm lại cho phù hợp. Người nào vẫn có thể đi bộ nhanh thì chứng tỏ tốc độ lão hóa của họ chậm hơn.

Thở đều khi đi bộ

Một người có thể đi bộ đều và nhanh, không thở dốc thì có nghĩa chức năng tim phổi tốt, đương nhiên tuổi thọ sẽ dài hơn.

Còn nếu bạn mới đi bộ đã cảm thấy mệt mỏi và hơi thở dồn dập thậm chí còn kiệt sức thì bạn nên cảnh giác với nguy cơ suy giảm chức năng tim phổi.

Thường sải bước dài

Ở người khỏe mạnh, khi đi bộ họ thường sải bước dài. Chỉ một bộ phận nhỏ là đi từng bước nhỏ vì thói quen cá nhân.

Nếu như đi lại không vững, bước chân khó khăn, dễ té ngã thì bạn nên cảnh giác với sức khỏe của não bộ hoặc mạch máu chi dưới, xương và các bộ phận khác. Một khi chức năng não suy giảm, nó có thể gây nên rối loạn vận động, mạch máu chi dưới xuất hiện các vấn đề dễ gây tê chân và đau chân. Ngoài ra các vấn đề về xương cũng có thể khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Không bị tê nhức chân khi đi lại

Các triệu chứng tê và đau có thể trầm trọng hơn nếu đi bộ thời gian dài. Nếu bạn bị chuột rút bắp chân hoặc đau cách hồi khi đi bộ (cảm giác đau, mỏi hay yếu xuất hiện lúc hoạt động và biến mất một thời gian ngắn sau khi nghỉ ngơi) thì cũng nên cảnh giác với các vấn đề có thể xảy ra.

Nếu bạn có đủ cả 4 đặc điểm trên thì thật đáng chúc mừng. Tuy nhiên, để giúp bản thân sống lâu, sống khỏe hơn thì bạn cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, phát triển thói quen ăn uống lành mạnh, giữ thái độ lạc quan trong cuộc sống. Có thể nói đây chính là chìa khóa để sống khỏe mạnh và hạnh phúc.