Bạn có bao giờ chú ý rằng khi bố mẹ hay ông bà của bạn đạt khoảng tuổi 50, họ bắt đầu ngủ riêng? Lý do đơn giản nhất mà các bậc phụ huynh đưa ra là để có giấc ngủ ngon.
Từ độ tuổi này, thường rất khó để có giấc ngủ tốt, chỉ cần một cái xoay lưng, động chạm hay thậm chí tiếng ngáy cũng có thể làm mất giấc ngủ của đối phương suốt cả đêm. Trên thực tế, việc ngủ riêng còn mang lại nhiều lợi ích hơn rất nhiều.
Vì sao các cặp vợ chồng từ khoảng 50 tuổi thường ngủ riêng?
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
Trong một số cặp vợ chồng từ tuổi trung niên trở đi, một trong hai người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, nhiễm trùng da... Để không tạo áp lực và giữ an toàn cho đối phương, trong tình huống này, ngủ riêng giường là một giải pháp khôn ngoan.
+ Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, việc vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ sâu trở nên khó khăn hơn. Nếu đối phương có tình trạng ngủ ngáy hoặc nghiến răng, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ của người kia.
Vì vậy, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của nhau, việc ngủ giường riêng vẫn là lựa chọn tốt nhất. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn có lợi cho sự tinh thần và trí não.
+ Có lợi cho việc duy trì mối quan hệ
Ngay cả khi đã bước vào tuổi trung niên và đã trải qua nhiều năm sống bên nhau, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể tìm được sự hòa hợp và tiếng nói chung. Khi đã trải qua một nửa cuộc đời cùng nhau, với những trải nghiệm và khó khăn đã trải qua, đôi khi việc ngủ giường riêng khiến cho mỗi người có không gian riêng, mà vẫn giữ được tình cảm và sự thấu hiểu.
Nhiều người có quan niệm rằng chỉ có việc ngủ chung mới thể hiện sự thân thiết, nhưng thực tế đó có thể gây ra mâu thuẫn và không tốt cho việc duy trì mối quan hệ giữa hai người.
Đến tuổi trung niên, nên ngủ chung hay ngủ riêng
Theo các chuyên gia, nếu không mắc bệnh truyền nhiễm hay có lý do đặc biệt thì hai vợ chồng nên chung chăn gối. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho tinh thần của các cặp trung niên, cao tuổi. Cụ thể:
+ Thỏa mãn nhu cầu bản năng
Ở tuổi ngũ tuần, khi bản chất chức năng giường chiếu đã suy giảm nhưng nhu cầu thì vẫn còn. Việc ngủ chung có thể giúp cả hai có thể thỏa mãn nhau.
Hơn nữa, ở độ tuổi này, khi con cái đã lớn dần, gánh nặng trong cuộc sống ít đi thì cũng là lúc hai vợ chồng nên tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc. Do vậy, cả hai dễ ‘thăng hoa’ hơn.
+ Phòng tình trạng xảy ra các tai nạn khi ngủ:
Bắt đầu ở độ tuổi trung niên thì sức khỏe của tim mạch, mạch máu não… kém hơn trước rất nhiều. Lúc này, nếu xảy ra một số tình huống về đêm như đau đầu, đột quỵ… mà không có người bên cạnh thì rất nguy hiểm. Do đó, người có tiền sử bệnh này nên có người ngủ chung.
Có thể thấy, việc vợ chồng có ngủ chung với nhau hay không là tùy thuộc vào tình cảm và hoàn cảnh của mỗi gia đình cũng như thể trạng của từng người. Nếu bị bệnh truyền nhiễm thì không nên còn nếu như cả hai cùng khỏe mạnh thì cứ ngủ chung cùng nhau hoặc ngủ riêng tùy thích.
Các cặp đôi ngủ riêng dễ gặp những rắc rối sau
Tuy nhiên những cặp vợ chồng ngủ riêng có thể gặp phải những rắc rối sau:
Ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng
Ban ngày ai cũng bận bịu, thời gian hiếm hoi để hai vợ chồng có thể giao tiếp sau khi một ngày làm việc thường là trước khi đi ngủ. Việc ngủ riêng sẽ dẫn đến thiếu giao tiếp trước khi đi ngủ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng.
Dễ xảy ra ngoại tình
Ngày nay con người có nhiều sự kết nối khi mạng xã hội trở nên phổ biến, một khi không kiềm chế được bản thân người ta sẽ rất dễ ngoại tình. Việc mỗi người ngủ một giường tạo điều kiện để vợ (chồng) tâm sự với người lạ, điều này dễ dẫn đến không kiểm soát được cảm xúc và khiến họ đi quá giới hạn.
Nói chung, việc vợ chồng ngủ chung hay không tùy thuộc vào tình cảm và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Nếu một trong hai bị bệnh truyền nhiễm hay các vấn đề về giấc ngủ thì không nên ngủ chung. Còn nếu cả hai cùng khỏe mạnh thì có thể ngủ chung hoặc ngủ riêng tùy thích.