Trẻ chơi đùa
Nhiều cha mẹ quá lo lắng về việc học tập nên hay hạn chế con chơi đùa. Nhiều cha mẹ khi thấy con chơi đùa nhiều thì phàn nàn: "Con không học chữ à? Con không học phép cộng và phép trừ? Nếu con vào trường tiểu học mà không theo kịp thì sao?".
Vui chơi không hề vô dụng như nhiều cha mẹ nghĩ. Nhu cầu của trẻ là vui chơi. Thế nhưng với nhiều cha mẹ, một đứa trẻ lớn lên, thời gian vui chơi luôn là thời gian bị "hy sinh" để tập trung cho nhiệm vụ "có ích" duy nhất là học tập. Có vẻ như chơi và học là đối lập nhau.
Những đứa trẻ được vui chơi có xu hướng ngoan hơn và kết quả học tập tốt hơn. Nhưng ngoài đời, có bao nhiêu đứa trẻ khi không có tiết học ở trường phải ngồi cặm cụi trước bàn học nhỏ ở nhà, hầu như không có thời gian để thư giãn. Các hoạt động vui chơi giúp trẻ tăng cường thể chất, tăng quan sát thực tế, vận động, tăng kỹ năng hơn. Lấy trò "giả làm gia đình" làm ví dụ, đây là trò chơi nhập vai mà hầu hết trẻ em đều thích chơi, trên bàn chất đầy chai lọ, lon, giả vờ nấu ăn, cầm thìa giả vờ cho thú nhồi bông ăn, và bạn đóng vai bố, tôi đóng vai mẹ... Trong hành vi vui chơi tưởng chừng như nhàm chán và vô nghĩa, trẻ rèn luyện các vận động tinh tế và nâng cao kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Bằng cách này, trẻ hiểu được quy luật của thế giới người lớn, đồng thời học được sự phân công lao động và hợp tác.
Cuộc vui chơi còn giúp trẻ thư giãn tinh thần để ít stress, ít quấy khóc hơn. Bởi thế sắp xếp vui chơi cùng trẻ, cho trẻ vui chơi, hướng dẫn con vui chơi trò chơi bổ ích là cực kỳ quan trọng với trẻ.
Sở thích "vô nghĩa"
Một phụ huynh có con bị mất cuốn album ảnh sưu tầm, liền dán thông báo lên cửa thang máy: "Đây là những tấm ảnh mà cháu bé đã cất giữ từ lâu. Là vật cháu rất yêu thích. Nếu các bạn nhặt được, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều!". Cư dân mạng đã rất xúc động sau khi xem nó. Người làm cha mẹ như vậy thật tuyệt vì đã quan tâm tới tâm trạng của con,
Nhiều trẻ sẽ bị ám ảnh bởi một số thứ hoặc có một số sở thích đặc biệt, cảm giác vui vẻ, hạnh phúc của trẻ thường đến từ những điều nhỏ nhặt "vô dụng" này. Nhiều người cho rằng phải sở thích gì to tát sau này mới thành tài như thích ô tô, thích lập trình, thích sửa chữa...
Nhiều cha mẹ coi thường sở thích của con và cho là tầm thường. Một khi thành tích học tập của trẻ sa sút, "sở thích" này sẽ trở thành thủ phạm và bị ngăn chặn, trừng phạt không thương tiếc.
Trên thực tế, chỉ cần sở thích không vi phạm đạo đức xã hội và nằm trong phạm vi an toàn thì nó sẽ không trở thành yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. Để có một tuổi thơ hạnh phúc và trọn vẹn, trẻ nên có một khoảng thời gian để làm những điều mình thích dù trong mắt cha mẹ điều đó quá bình thường.
Điều đó có thể giúp trẻ duy trì thái độc tích cực, lạc quan và tinh thần của trẻ chắc chắn sẽ được phong phú hơn. Khi làm những việc này, các em cũng được hưởng niềm hạnh phúc thực sự. Những niềm vui thời thơ ấu này có thể là quý giá và quý giá nhất đối với cuộc đời của một đứa trẻ.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể với sở thích, năng lực khác nhau nên không bao giờ có sở thích "vô dụng", ngay cả khi đứa trẻ không thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này, trong quá trình khám phá, trẻ cũng sẽ gặt hái được rất nhiều điều: Con được tôn trọng, hiểu được tình yêu, hiểu thế nào niềm vui.Vì vậy, cha mẹ không nên cản trở trẻ có sở thích "vô dụng", hãy là một người ủng hộ vững chắc đằng sau con mình.
Đọc sách giải trí
Nhiều cha mẹ thường chỉ cho con đọc sách kinh điển, sách tinh hoa và chê sách giải trí. Nhiều người cho rằng sách không liên quan tới việc học hay điểm số ở trường thì không được đọc.
Thực ra nếu sách giải trí nhưng không độc hại hãy dạy con phân bổ thời gian đọc. Chỉ khi thỏa mãn sở thích và nhu cầu của bản thân trước tiên thì trẻ mới có thể tiếp tục đọc đa dạng thể loại, có những thứ người lớn coi là "sách hay" không phải là trẻ em không đọc mà chỉ là trẻ cần thời gian.
Sách giải trí là mồi nhử để trẻ say mê đọc sách.Cha mẹ chỉ cần chú ý nội dung vô hại không có yếu tố độc hại với trẻ và thời gian của trẻ dành cho chúng không bị quá nhiều.
Trải nghiệm cuộc sống
Tuổi thơ của trẻ em ngày nay dường như không mấy hạnh phúc vì chúng bị ép học nhiều quá hết cả thời gian trải nghiệm cuộc sống thực tế. Nhiều trẻ em có cảm giác cô đơn và trầm cảm do áp lực học tập ở độ tuổi mà đáng ra chúng phải hồn nhiên.
Nhiều trẻ thích vào bếp cùng cha mẹ nhưng bị đuổi ra vì sợ vướng chân, con chỉ việc học thôi. Thế nên nhiều trẻ em thiếu trải nghiệm thực tế nên không có tính tự chủ, không có sự tự tin, trẻ dần mất khả năng nhận thức về hạnh phúc và bị mắc kẹt trong những lo toan điểm số.
Khả năng hạnh phúc là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ. Cảm giác chủ quan này ẩn chứa trong những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống, cả gia đình cùng nhau dọn dẹp, đi dạo, cùng nhau học nấu ăn... Cho trẻ trải nghiệm cuộc sống chính là đánh thức sức sống của chúng.
Bởi vậy cha mẹ nên chú ý những điều tưởng vô ích này nhưng lại rất có ích với trẻ nhỏ. Một số thay đổi rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ có thể đến từ những điều vô ích này.
Tác giả: An Nhiên
-
4 kỹ năng cha mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt: Trẻ sẽ dễ thành công
-
Sinh con thuộc 4 tuổi con giáp này, cha mẹ hưởng phúc con, con lớn lên thành tài giàu có gia đình hạnh phúc
-
Nem rán đừng cho miến, thêm nguyên liệu này để nem giòn tan, làm cả trăm cái ăn dần vẫn ngon
-
Rán trứng chỉ bỏ dầu ăn và hành là chưa đủ: Thả thêm thứ này vào thơm ngon, 2 quả nhiều như 4 quả
-
Khi con thiếu tự tin, cha mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện?