4 loại rau 'bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc' giá trị hơn nhân sâm, mọc dại đầy vườn nhưng ít người biết

( PHUNUTODAY ) - Những loại rau dưới đây bổ dưỡng, mọc dại đầy vườn nhưng ít người biết.

Rau càng cua

Nhắc đến những loại rau dại khắp nơi, không thể nào bỏ qua càng cua. Loại rau này còn có hàng loạt tên gọi khác như: rau tiêu, đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo...

Rau càng cua rất giàu dinh dưỡng, ăn ngon lại tốt cho sức khỏe.

Rau khoai lang

Rau khoai lang (rau lang) là loại rau dân dã, quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Không chỉ là một loại thực phẩm, rau khoai lang còn chứa nhiều dưỡng chất và nguồn vitamin dồi dào.

Theo nghiên cứu, trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như năng lượng: 22kcal; nước: 91,8g; protein: 2,6g; tinh bột: 2,8g. Ngoài ra, rau khoai lang còn chứa các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…

Lá hẹ

Rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây có dược tính mạnh và có mùi hương rất đặc trưng.

Lá hé được mệnh danh là rau của thận, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy tiêu hóa. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,... Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.

Cây rau tề

Loại cây này mọc nhiều ở các nước ôn đới. Ở Việt Nam, cây rau tề mọc hoang ở các tỉnh vùng cao như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,…. Các bộ phận của loại rau này được dùng để làm thuốc, điều trị các vấn đề về tim mạch, bàng quang, điều trị khi chảy máu,…

Có thể chế biến rau tề bằng cách nấu canh, ép nước uống, xào làm thức ăn hoặc làm nhân bánh.

Tác giả: Thạch Thảo