4 loại thực phẩm gây co bóp tử cung sẩy thai mẹ bầu cần biết

( PHUNUTODAY ) - Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý tránh những loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Mẹ bầu nên tránh những loại rau quả dưới đây đến mức tối đa, bởi chúng có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sẩy thai, sinh non, nhất là những mẹ mang thai 3 tháng đầu.

1. Quả dứa

 4 loai thuc pham gay co bop tu cung me bau can biet. (phunutoday.vn). Nguon: Internet.

Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.

Dứa không được khuyến khích dùng cho bà bầu 3 tháng đầu, nhưng rất tốt cho bà bầu sắp đến ngày dự sinh vì nó làm mềm tử cung và gây ra những cơn co thắt tử cung giúp mẹ có cuộc chuyển dạ nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2. Đu đủ xanh

Theo các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đã nghiên cứu về tác động của đu đủ xanh trên chuột. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn nhiều loại hoa quả và kết quả cho thấy, đu đủ xanh có chất gây sẩy thai.

Thử nghiệm chất chiết xuất từ nhựa đu đủ (papain, PLE) trên tử cung chuột cho thấy, nhựa đu đủ khiến tử cung bị co bóp và mạnh nhất là thời kỳ sau của thai kỳ, có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai – những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể dẫn tới sinh non.

Cũng theo Đông y, trong đu đủ xanh có chứa papain, một chất phá hủy màng tế bào phôi thai và có thể tăng nguy cơ sẩy thai.

Do vậy, phụ nữ đang có thai hoặc đang chuẩn bị để có thai, tốt nhất nên hạn chế ăn đu đủ, nhất là đu đủ xanh. Ngoài ra, các mẹ chú ý không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt có chứa chất độc carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm rối loạn mạch đập, làm suy nhược hệ thống thần kinh. Bản thân đu đủ có tính hàn nên mẹ bầu không nên ăn đu đủ lạnh.

3. Ngải cứu

 4 loai thuc pham gay co bop tu cung say thai me bau can tranh. (phunutoday.vn). Nguon: Internet.

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.

Ngải cứu có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh. 

Tuy nhiên, một số thai phụ cho biết trong 3 tháng đầu của thai kỳ họ dễ tăng dấu hiệu ra máu khi ăn ngải cứu. Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nhiều thai phụ cho biết họ ăn nhiều ngải cứu nên có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì).

4. Rau ngót

Tốt cho mẹ sau sinh vì giúp đẩy nhanh sản dịch và lợi sữa, nhưng rau ngót không tốt cho phụ nữ mang thai dù nó chứa nhiều vitamin A, sắt, mangan… Bà bầu nếu ăn, uống hơn 30g rau ngót tươi nguy cơ sẩy thai rất cao vì nó chứa papaverin gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non đặc biệt là những mẹ có tiền sử sẩy thai, sinh non nên hạn chế ăn loại rau này.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang