Bà bầu ăn rau răm nhiều có thể sảy thai
Đông y cho rằng, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.
Tuy nhiên, bà bầu rau răm cũng có thể gây họa nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
Theo một nghiên cứu mới đây cho biết, phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với những bà bầu có máu nóng, ốm gầy không nên ăn rau răm.
Giảm khả năng mang thai nếu uống nước rau má lâu ngày
Rau má có vị đắng, tính mát, rất tốt trong việc giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sởi,…Ngoài ra chúng còn được sử dụng như những liều thuốc trị hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Nhưng rau má không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai… Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.
Theo các chuyên gia y tế, rau má khi xay rất tốt cho sức khỏe, giúp giải nhiệt, thông tiểu nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định rau má không có tác động xấu đến thai nhi. Ngoài ra, một số bà bầu có cơ địa yếu nên khi uống nhiều nước rau má sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy, ói mửa. Vì vậy, đối với những sản phụ đang có dấu hiệu động thai, hoặc có tiền sử sảy thai hệ tiêu hóa không ổn định thì tuyệt đối không được uống rau má. Hơn nữa, uống nhiều nước rau má sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol và đường trong máu dẫn đến hội chứng tiểu đường thai kỳ.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm… làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.