Những người không nên ăn mì tôm
- Người bị bệnh béo phì, tim mạch
Mì tôm (hay mì ăn liền) được chiên bằng dầu. Dầu dùng để chiên mì là dầu shortening không tốt cho sức khỏe. Điều này dẫn tới việc lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều. Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì.
Mì cũng là thực phẩm không có sự cân bằng về dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu của nó là tình bột và sẽ được chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể, không có lợi cho những người bị bệnh béo phì, tim mạch.
- Người mắc bệnh dạ dày
Lượng gia vị mạnh trong mì khiến người ăn mì thường xuyên có vị giác bị giảm sút. Nếu mắc bệnh dạ dày, việc tiêu thụ mì tôm lại càng gây hại sức khỏe. Loại thực phẩm này có thể tạo ra áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa do nó là món khó tiêu. Khoảng 2 giờ sau ăn, mì vẫn còn ở trạng thái nguyên sợi trong dạ dày. Mì tôm còn làm cản trở quá trình chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Các chất có hại trong mì tôm tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận nên hạn chế ăn mì tôm vì đây là thực phẩm nhiều muối. Không tính gói gia vị đi kèm, bản thân sợi mì đã được ướp muối để tạo ra hương vị đậm đà. Việc tiêu thụ thực phẩm có lượng muối cao sẽ không có lợi cho người bị bệnh thận.
- Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ thường thích mì tôm vì đây là món ăn kích thích vị giác. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều mì vì nó không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng mà chỉ bổ sung năng lượng rỗng.
Mì tôm là thực phẩm khó tiêu, có thể khiến trẻ bị đầy hơi, chán ăn, giảm hấp thụ dinh dưỡng.
Một số tác hại của việc ăn nhiều mì tôm
Mì tôm là món ăn tiện lợi, giá thành rẻ nên được nhiều người ưa chuộng. Mì chủ yếu được làm từ bột mì, dầu thực vật và hương liệu.
Việc tiêu thụ mì tôm quá nhiều có thể dẫn tới những tác hại lớn đối với sức khỏe.
- Dư thừa natri
Mì tôm là thực phẩm chứa hàm lượng natri cao. Một gói mì thông thường có thể chứa tới 1760mg natri, tương đương 88% mức khuyến nghị mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra (2 gram/ngày). Vì vậy, ăn mì tôm mỗi ngày có thể khiến cơ thể bị dư thừa natri.
- Chứa nhiều chất bảo quản
Giống nhiều các thực phẩm chế biến ẵn khác, mì tôm cũng chứa các chất điều vị, chất bảo quản. Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe.
Butylhydroquinone bậc ba (TBHQ) là một thành phần phổ biến trong mì tôm có tác dụng kéo dài thời hạn sử dụng, ngăn ngừa sự hư hỏng của thực phẩm đã qua chế biến. TBHQ sẽ an toàn khi ở một liều lượng rất nhỏ. Việc thường xuyên hấp thụ chất này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, gây to gan, rối loạn thị lực, làm hỏng ADN...
- Tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa
Mì tôm được chiên qua dầu và sấy khô lại chứa các chất bảo quản nên sẽ khá khó tiêu. Ăn nhiều mì tôm khiến vị giác giảm sút, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Hại thận
Mì tôm chứa nhiều natri nên ăn món này quá nhiều có thể gây hại cho thận, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Mì tôm còn chứa nhiều phosphate, một chất có tác dụng cải thiện mùi vị của thức ăn. Nó có thể giúp bạn cảm thấy ngon miệng nhưng lại làm tăng nguy cơ loãng xương, mất xương, răng yếu.
- Gây béo phì, thừa cân
Ăn nhiều mì tôm tức là bạn đã nạp nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này có thể làm tăng cân, béo phì và dẫn tới các bệnh liên quan như cholesterol cao, tim mạch, tiểu đường...
Tác giả: Thanh Huyền
-
5 thực phẩm trị ho mệnh danh "nhân sâm mùa Đông": Đi chợ nhìn thấy đừng tiếc tiền mua
-
Uống cà phê nóng hay cà phê đá thì tốt hơn? Nhiều người nghiện cà phê cũng chưa biết điều này
-
Bỏ vỏ và hạt nho đi là cực phí vì phần đó nhiều dinh dưỡng hơn cùi nho, thay đổi ngay cách dùng nho
-
Loại rau rẻ bèo đầy chợ không sợ bị phun thuốc lại là "vua rau" giúp hạ cholesterol, ngăn ung thư, nhớ mua ngay
-
Loại cây có tên cực xấu, mọc dại đầy đường là thần dược cực thơm trị nhiều bệnh, giúp làm đẹp ai cũng cần