Ngoài việc chịu ảnh hưởng bởi gen di truyền từ bố mẹ thì sự phát triển chiều cao của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như thói quen sinh hoạt hàng ngày. Việc duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh là một trong những yếu tố và là một cách quan trọng để có thể phát triển chiều cao của trẻ em hiệu quả hơn. Chính vì thế, nếu cha mẹ muốn con mình có thể bứt phá về chiều cao thì nhất định không được để con mắc phải những thói quen xấu dưới đây. Thói quen nào cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, trẻ càng chiếm nhiều thì càng bất lợi cho sự phát triển chiều cao, cần phải thay đổi ngay.
1. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là điều vô cùng quan trọng để có thể giúp trẻ cao lớn. Khác với ngày xưa, hiện nay trẻ em không còn quá lo về vấn đề thiếu dinh dưỡng nhưng lại có một vấn đề khác, đó là hàng ngày nạp quá nhiều thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khác nhau khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Trong đó, vấn đề dễ thấy nhất là trẻ có xu hướng tích tụ thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày của trẻ, mặt khác sẽ làm tăng khả năng trẻ bị béo phì - một trong những kẻ thù tự nhiên lớn nhất đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Tuy việc bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng nhưng nếu muốn con lớn lên khỏe mạnh thì cha mẹ cần chú ý không nên bổ sung quá nhiều mà chỉ cần phối hợp giữa thịt và rau củ sao cho hợp lý, ăn nhiều rau củ quả, ăn ít thịt là có thể đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh và sở hữu một chiều cao tuyệt vời.
2. Thường xuyên ở nhà, lười vận động
Hiện nay, không ít người thường có thói quen chỉ muốn ở nhà. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, về đến nhà là chúng ta căn bản không muốn ra ngoài nữa thậm chí vào cuối tuần cũng như vậy. Sau khi có thời gian nghỉ ngơi, họ thà ở nhà và ngủ một lúc, nằm trên ghế sofa xem TV và không muốn ra ngoài. Hành động này của cha mẹ sẽ khiến cho học theo, thường xuyên ở nhà xem TV hoặc chơi điện thoại di động, điều này không chỉ làm tăng khả năng cận thị ở trẻ mà còn dễ dẫn đến béo phì. Khi trẻ lười vận động, thể chất của trẻ cũng sẽ giảm sút, không có lợi cho sự phát triển chiều cao.
3. Thường xuyên thức khuy, đi ngủ muộn
Sự phát triển chiều cao của trẻ có liên quan mật thiết đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày. Nguyên nhân là bởi sự phát triển chiều cao của trẻ về cơ bản hoàn thành vào ban đêm, không thể tách rời khỏi hoạt động của hormone tăng trưởng. Thời kỳ tiết hormone tăng trưởng cao nhất là vào ban đêm, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11- 1 giờ đêm và 5 – 7 giờ sáng. Hai khoảng thời gian này là khoảng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất trong ngày. Chính vì vậy, nếu trẻ thường xuyên đi ngủ muộn chắc chắn sẽ bỏ lỡ thời kỳ vàng tiết hormone tăng trưởng vào ban đêm. Đối với trẻ đi học, thời kỳ cao điểm tiết hormone tăng trưởng vào buổi sáng thường phải bỏ lỡ vì phải đến trường.
Ngoài ra, trẻ thường xuyên thức khuya, đi ngủ muộn dễ khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm và mắc bệnh, khi trẻ mắc bệnh sẽ càng ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ. Để chiều cao của trẻ phát triển lành mạnh, cha mẹ phải tạo cho trẻ thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Cho trẻ đi ngủ sớm, trước hết cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen đi ngủ và dậy sớm.
4. Đứng, ngồi không đúng tư thế
Sự phát triển chiều cao trước hết là sự chắc khỏe và phát triển của xương, nếu trẻ có một số thói quen sinh hoạt không tốt. Chẳng hạn như đứng không đúng tư thế, ngồi không đúng tư thế, thường xuyên ngồi vẹo, nằm, khụy xuống, thậm chí cúi người xem điện thoại di động, ngồi trên ghế sofa xem tivi, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xương của trẻ. Theo thời gian, điều này dẫn đến hệ xương của trẻ phát triển không bình thường, giống như một thân cây cong queo, dù có tiềm năng thì cuối cùng cũng khó có thể cao lớn, trường thành.
Vì vậy, để có thể giúp hệ xương của trẻ phát triển khỏe mạnh trong cuộc sống hàng ngày, nếu trẻ có những tư thế đứng, ngồi không tốt này thì cha mẹ phải uốn nắn kịp thời, nếu không trẻ sẽ xuất hiện tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống sẽ gặp khó khăn trong sự phát triển chiều cao.
Tác giả: Minh Hằng
-
4 dấu hiệu chứng tỏ thời kỳ tăng trưởng chiều cao thần tốc đã đến, cha mẹ nên chú ý nắm bắt
-
Bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn theo WHO cho trẻ từ 0-10 tuổi, con thấp còi hay không nhìn là biết ngay
-
6 thực phẩm tưởng bổ béo lại khiến trẻ dậy thì sớm: Thương con như thế bằng 10 hại con
-
5 thực phẩm giúp con cao lớn nhanh, ăn vào mùa xuân càng có lợi
-
Trẻ uống sữa mãi vẫn không cao lên: Chuyên gia chỉ ra 3 loại sữa này càng uống càng "lùn đi"