Nói nhẹ nhàng
Phê bình và khuyên nhủ trẻ bằng giọng nói nhỏ nhẹ. Giọng nói “trầm ấm và năng lượng” này dễ thu hút sự chú ý của trẻ, và nó cũng sẽ khiến trẻ chú ý hơn vào những gì bạn nói, điều này sẽ tốt hơn so với việc to tiếng, chửi mắng.
Đôi khi to tiếng trách móc trẻ lại không thể mang lại hiệu quả tốt, nhiều lúc còn phản tác dụng.
Gợi ý
Khi trẻ mắc lỗi, nếu cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ một cách lý trí và không chỉ trích lỗi trực tiếp, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được ‘dụng ý’ của cha mẹ, và sự tiếp nhận của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều. Đồng thời, cách làm này cũng bảo vệ lòng tự tôn của trẻ.
Thay đổi vị trí
Đổ lỗi cho người khác để thoát khỏi sự la mắng của cha mẹ là một ‘chiến thuật’ được nhiều trẻ em sử dụng.
Cách hữu hiệu nhất lúc này là khi con một mực cho rằng lỗi nằm ở người khác và không liên quan gì đến mình, cha mẹ có thể hỏi ngược lại “Nếu con là người đó, con sẽ giải thích như thế nào?
Điều này sẽ khiến đứa trẻ suy nghĩ về những gì chúng có thể nói nếu chúng đặt vào vị trí của người phạm lỗi, từ đó chúng sẽ gián tiếp nhận ra lỗi của mình. Từ đó, nhắc nhở trẻ phải tự nhìn lại bản thân và không nên đổ lỗi cho người khác.
Đúng thời điểm và đúng giới hạn
Đối với trẻ nhỏ, quan niệm về thời gian của chúng tương đối kém, chuyện xảy ra ngày hôm qua dường như đã trôi qua nhiều ngày, cũng bởi vì bản tính trẻ con ham chơi, dễ vui dễ giận hờn, dễ quên, nên những sai lầm chúng vừa mắc phải có thể bị quên đi trong nháy mắt.
Lúc này, nếu cha mẹ phát hiện con mình mắc lỗi thì trước tiên cần nhẫn nại và bao dung với trẻ hơn. Đối với những thói quen xấu, cha mẹ cần phải giáo dục trẻ càng sớm càng tốt, không nên chậm trễ, để trẻ có thể dần dần tiếp thu.
Mỗi người đều có thể mắc sai lầm, trẻ con cũng như thế. Nếu cha mẹ có thể sử dụng những phương pháp phù hợp để giáo dục con cái đúng lúc và đúng chỗ, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu, hiệu quả đương nhiên sẽ tốt hơn rất nhiều.