Trổ tài với 2 loại bánh ngon từ lá dứa - "nữ hoàng hương vị" của món ngon Việt Nam

21:10, Thứ sáu 17/03/2023

( PHUNUTODAY ) - Trong rất nhiều các loại bánh đa dạng tại Việt Nam, bạn không thể nào bỏ qua các món ăn từ lá giữa bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn lại rất tốt cho sức khỏe.

 1. Bánh phu thê lá dứa

Nguyên liệu cần thiết:

- Bột năng: 250g                                          - Lá dứa: 1 bó

- Đậu xanh bóc vỏ: 100g                               - Nước lọc: 370 ml

- Dầu ăn: 5g                                                - Dừa non nạo sợi nhỏ: 1 bát con

- Đường: 200g                                             - Vừng rang: 1 nhúm nhỏ

- Muối: 1 nhúm nhỏ                                     - Vani hoặc tinh dầu bưởi

- Màng bọc thực phẩm                                  - Khuôn làm careme

1200-1200x676-2

Cách làm: 

- Đầu tiên, bạn hãy đem đậu đi ngâm trước khoảng từ 2-3h cho đậu được mềm và nấu lên sẽ ngon hơn. Sau đó, bạn hãy vo sạch rồi cho vào nồi, đồng thời cho nước xâm sấp mặt đậu và thêm 1 nhúm muối, đặt lên bếp, đun nhỏ lửa.

- Đợi đến khi đậu sôi, bạn hãy vớt hết bọt trên bề mặt đi rồi đun tiếp tục cho đến khi đậu nhừ và cạn nước thì cho ra bát. Tiếp đến, bạn hãy cho đậu cùng với một chút dầu ăn, 50g đường và vani hoặc tinh dầu buởi vào xay nhuyễn để tạo nên một hỗn hợp đặt sệt. Tiếp đến, bạn hãy dùng tay đã xoa chút dầu và nắm hỗn hợp thành từng nắm nhỏ. 

- Lá dứa sau khi mua về thì đem đi để rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay với chút nước. Tiếp đến, bạn hãy bỏ lá dứa đã xay vào rây lọc lấy nước, bỏ bã. Sau đó, bạn hãy cho vào đó bột năng, đường, dừa nạo, nước lá dứa, 370ml nước vào nồi khuấy đều và để như vậy khoảng 30 phút cho bột nghỉ. Sau khi cho bột nghỉ xong thì bắc nồi lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa quậy đều tay đến khi thấy nặng tay, bột dẻo chảy thành dòng là tắt bếp.

- Phết dầu ăn lên khuôn rồi cho bột vào. Sau đó cho đậu vo viên vào giữa khuôn bánh, rồi cho 1 lượt bột mỏng lên trên để phủ nhân đậu lại. Đổ nước vào nồi đun sôi. Lần lượt cho bánh vào nồi hấp 20 phút. Khi bánh thấy bánh trong cũng chính là lúc bánh chín.

- Khi bánh đã chín bạn đem để nguội, lấy màng bọc thực phẩm rải lên mặt thớt cho căng rồi rắc chút vừng rang nên mặt màng bọc, đặt bánh vào màng rồi bọc lại. Bánh có mùi thơm của lá dứa, ngậy của dừa, bùi bùi của đậu và giòn giòn của bột năng.

2. Bánh đúc lá dứa

Nguyên liệu cần thiết:

- Bột năng: 200gr

- Bột gạo tẻ loại ngon: 200gr

- Lá dứa: 1 bó

- Nước cốt dừa: 1 lon

- Đường cát trắng: 300 gram

- Nước sạch: 900 ml

- Gừng tươi: 1/2 củ

- Muối trắng: 1 thìa cà phê

- Vừng trắng rang chín: 50 gram

maxresdefault

Cách làm: 

- Rây bột gạo tẻ và bột năng vào một âu riêng. Sau đó, rửa sạch lá dứa, xay nhuyễn với 400 ml nước và lọc qua rây để lấy phần nước dứa. Cho muối, 200 gram đường cát trắng và 1/3 lon nước cốt dừa vào nước dứa, khấy nhẹ để các nguyên liệu hòa tan vào nhau.

- Tiếp đến, bạn hãy đặt một chiếc nồi lên bếp, đổ hỗn hợp nước dứa và bột vào nồi, dùng thìa khuấy lên đến khi thành một khối đồng nhất rồi để bột nghỉ 30 phút. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước lá dứa để bánh có màu sắc như mình mong muốn. Bột sau khi đã nghỉ xong thì cho lên bếp đun ở lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi. Sau đó, hạ lửa nhỏ xuống và dùng đũa khuấy đều rồi để bột sôi lục bục trong vài phút và thỉnh thoảng khuấy lên cho bột tan bong bóng.

- Lấy khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn, phết một lớp dầu ăn mỏng lên rồi đổ bột vào trong khuôn, dàn thật đều để đem đi hấp bánh.

- Bánh sau khi đã hấp chín thì bạn hãy dùng muôi đè chặt xuống cho bánh tạo thành một khối thật chắc. Bạn có thể kiểm tra bánh chín hay chưa bằng cách dùng tăm xiên nhẹ vào bánh, nếu tăm không dính bột thì bánh đã chín. Để bánh bên ngoài đến khi bớt nóng rồi cho vào tủ lạnh để bánh dẻo và ngon hơn.

- Làm nước chấm: Giã nhỏ gừng tươi, vắt lấy nước cốt. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dùng gừng đã xay sẵn, tuy nhiên gừng tươi sẽ có hương vị thơm ngon hơn. Cho 500 ml nước, 3 thìa canh bột năng, 1/3 lon nước cốt dừa, một chút nước gừng cùng phần đường còn lại vào trong bát lớn và khuấy đều để hỗn hợp hòa tan hoàn toàn. Tiếp theo, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho sánh lại và nêm nếm gia vị sao cho hợp với khẩu vị của bạn.

- Cắt bánh ra thành những miếng vừa ăn, cho phần nước cốt dừa còn lại và rắc vừng trắng lên mặt bánh nữa là xong. Bánh đúc sẽ rất ngon, dẻo lạnh khiến ai ăn một lần sẽ không bao giờ quên được. Món bánh thân thương và gần gũi này đã trở thành một món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Minh Hằng