Bệnh tiểu đường là căn bệnh liên quan đến việc kiểm soát đường huyết. Ở giai đoạn giữa và cuối, bệnh tiểu đường nếu không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng khác nhau, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu có 5 biểu hiện bất thường dưới đây thì có thể bệnh tiểu đường đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Thị lực càng ngày càng giảm
Khi bệnh tiểu đường bước vào giai đoạn nặng, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt và gây ra những bệnh lý khác nhau liên quan đến thị lực. Ban đầu, bạn có thể có triệu chứng nhìn mờ. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, chủ động chữa trị thì có thể gây mù lòa.
Protein niệu
Bệnh tiểu đường diễn tiến nặng có thể ảnh hưởng đến thận, làm suy giảm thức năng thận. Khi đó, hoạt động lọc của cầu thận sẽ tăng lên, làm xuất hiện một lượng lớn albumin trong nước tiểu.
Nếu bệnh không được chữa trị và tiếp tục phát triển, lượng albumin trong nước tiểu ngày một nhiều sẽ gây ra triệu chứng protein niệu. Trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn tới suy thận.
Cao huyết áp
Bạn có thể cho rằng tiểu đường và cao huyết áp không có mối liên hệ với nhau tuy nhiên chúng lại có tác động qua lại.
Nếu không kiểm soát được đường huyết thì huyết áp rất dễ tăng. Ngược lại, tăng huyết áp cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tiểu đường và khó ổn định đường huyết.
Phề nề
Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu không gây ra quá nhiều biểu hiện bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát, nó sẽ tiếp tục tàn phá thận, dẫn tới bệnh thận do tiểu đường.
Trên lâm sàng, không có nhiều dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể gặp tình trạng phù nề một bộ phận trên cơ thể hoặc phù nề toàn thân.
Thiếu máu
Nếu đường huyết không được kiểm soát ở mức ổn định, nó có thể làm tăng ure huyết. Bệnh này thường kèm theo tình trạng thiếu máu. Dù điều trị cũng khó thấy được hiệu quả.
Dấu hiệu dễ nhận thấy của hiện tượng thiếu máu là nước da nhợt nhạt, môi và móng tay trắng bệch.
Ở giai đoạn cuối, bệnh tiểu đường sẽ gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng. Vị vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đi khám sức khỏe ngay. Nếu được chẩn đoán bị tiểu đường, phải tích cực hợp tác và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, duy trì đường huyết ở mức ổn định, ăn uống lành mạnh.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Thịt lợn có 6 dấu hiệu này, mời chào cỡ nào cũng không được mua: Cố ăn chỉ rước bệnh hại người
-
Loại thịt tốt nhất để chống lão: Chị em siêng ăn để khỏe mạnh, trẻ trung, 60 tuổi không lo nếp nhăn
-
4 thực phẩm màu trắng 'phá' gan cực mạnh: Nhiều gia đình Việt vẫn ăn vô tội vạ
-
Nếu chẳng may con thành F0: BS chuyên khoa Nhi chỉ ra giai đoạn dễ chuyển nặng, cha mẹ chú ý
-
WHO xếp 7 thực phẩm vào 'danh sách đen' gây K đầu bảng: Món số 2 là khoái khẩu của người trẻ