F0 nhẹ chia sẻ trải nghiệm về di chứng hậu Covid-19: Không đơn giản như cảm lạnh thoáng qua

( PHUNUTODAY ) - Ngay cả những người bị Covid-19 thể nhẹ vẫn có khả năng chịu những di chứng kéo dài sau nhiều tháng khỏi bệnh.

F0 triệu chứng nhẹ vẫn gặp di chứng kéo dài

Nhiều người được chẩn đoán mắc Covid-19 nhưng chỉ có những triệu chứng cơ bản giống như cảm lạnh như sốt, ho, đau cơ. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, có những người phải chịu ảnh hưởng về sức khỏe kéo dài suốt nhiều tháng.

Michelle Cordes, chuyên gia dinh dưỡng ở Chicago, Mỹ là một trường hợp như vậy. Bà đã được tiêm liều vắc xin tăng cường, thực hiện các biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, không đến nơi đông người. Vào tháng 12 năm ngoái, Cordes cảm thấy không khỏe nhưng chỉ nghĩ mình bị cảm lạnh hoặc dị ứng lông mèo. Tuy nhiên, để chắc chắn, bà vẫn tự xét nghiệm tại nhà và kết quả là dương tính. Bố chồng, chồng và con trai bà cũng nhiễm bệnh. Bà Cordes cho biết, cả gia đình chỉ bị họ.

Theo hướng dẫn điều trị Covid-19 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, các triệu chứng của gia đình bà Cordes thuộc thể nhẹ, ít nghiêm trọng hơn so với những bệnh nhận mà bà đã từng chăm sóc tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, di chứng nó để lại không hề giống cơn cảm lạnh thoáng qua.

Gia đình bà Cordes phải nghỉ 3 ngày. Đây là điều chưa từng xảy ra với gia đình họ. Bà Cordes nói rằng: "Chúng tôi cảm thấy tệ hại và mệt mỏi". Tuần trước, tình trạng của bà dã được cải thiện nhưng vẫn chưa thể đi làm trở lại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giống như bà Cordes, Dave Juday, chuyên gia kỹ thuật âm thanh tại một trường học ở Arizona cũng phải đối mặt với những di chứng hậu Covid-19. Anh vô cùng sốc khi nhận được thông báo dương tính với Covid-19 ngày 8/12. Trước đó, anh vẫn cẩn thận đeo khẩu trang mỗi ngày, xét nghiệm hàng tuần vì không muốn mang bệnh về cho vợ. Đồng nghiệp của anh cũng cảm thấy hoang mang khi nghe tin anh mắc Covid-19.

Juday chia sẻ: "Họ bảo rằng đến người cẩn thận như tôi còn nhiễm virus thì bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh".

Vì đã được tiêm liều vắc xin tăng cường nên anh Juday không phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, cơn đau đầu nhẹ phát triển thành cảm giác tồi tệ nhất mà anh từng trải qua. Juday miêu tả tình trạng của mình như sau: "Đầu tôi giống như quả bóng bowling nặng 7 kg, vị giác, khứu giác mất dần. Tôi hắt xì khoảng 500 lần, đến nỗi trông giống như chú tuần lộc mũi đỏ. Tôi không dám tưởng tượng mọi thứ sẽ thế nào nếu mình chưa tiêm phòng".

Chuyên gia cảnh báo: Không thể coi thường Covid-19 thể nhẹ

Nghiên cứu chỉ ra rằng triệu chứng Omicron nhìn chung nhẹ hơn Delta. Một số người chỉ bị sổ mũi, thậm chí không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, virus vẫn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nhất là ở những người chưa được tiêm phòng. Ngoài ra, nó cũng có thể để lại di chứng khó chịu, kéo dài cho người bệnh dù triệu chứng ban đầu không quá nặng.

Theo định nghĩa của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), người nhiễm Covid-19 có các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi. Tuy nhiên, tiến sĩ Shira Doron, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Y tế Tufts ở Boston, cho rằng việc sử dụng từ nhẹ để mô tả tình trạng bệnh khiến cộng đồng đánh giá thấp về Covid-19.

Thực tế, người mắc Covid-19 thể nhẹ cũng có thể phát triển các triệu chứng Covid-19 kéo dài, trong thời gian 6 tháng trở lên. Vì vậy, bà Doron cho rằng các chuyên gia nên điều chỉnh lại thuật ngữ sử dụng trong trường hợp này.

"Một căn bệnh được coi là 'nhẹ' khi nó không khiến chúng ta phải nhập viện. Nhưng nếu loại virus giống cúm kia làm bạn nằm liệt giường, nó không còn 'nhẹ' nữa", bà Doron nói.

William Schaffner, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, cũng cho rằng coi Covid-19 là nhẹ dễ khiến cộng đồng chủ quan. "Căn bệnh gây nhiều bức bối, mọi người mong muốn cuộc sống trở lại bình thường hoặc càng gần với bình thường càng tốt. Họ có thể coi thường các triệu chứng và chọn không đi xét nghiệm", vị giáo sư này nói.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo ông, dù có triệu chứng nhẹ, người dân vẫn nên đi xét nghiệm để biết có cần cách ly điều trị hay không. Khi bạn bị bệnh nhẹ nhưng nếu lây cho một người họ hàng mắc tiểu đường thì mọi thứ có thể tồi tệ hơn nhiều.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị người dân nên đi tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ Claudia Hoyen, Giám đốc kiểm soát nhiễm trùng nhi tại Bệnh viện Trẻ em và Trẻ em UH Rainbow Babies ở Cleveland, cho biết biến chứng do nằm viện ở người không tiêm chủng có thể tồn tại rất lâu sau khi khỏi bệnh.

Tiến sĩ Hoyen cho biết: "Dữ liệu cho thấy sức khỏe của khoảng 30% bệnh nhân điều trị tại khu hồi sức tích cực không bao giờ hồi phục như trước khi nhiễm virus. Người chưa tiêm chủng sẽ nói 'tôi sẽ được cứu thôi, mọi thứ sẽ ổn'. Nhưng một số người không thể quay lại cuộc sống bình thường được nữa"

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link