Người đàn ông 43t bị suy thận, nửa tháng đã không qua khỏi vì món ăn sáng nhiều người cho là bổ dưỡng

09:26, Thứ sáu 14/01/2022

( PHUNUTODAY ) - Một món ăn dù bổ dưỡng đến đâu, nếu không biết sử dụng đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con người.

Giáo sư Chen Yutao, Liu Hongna và cộng sự đã chia sẻ về một ca cấp cứu bệnh nhân suy thận với thói quen bữa sáng tưởng chừng như vô hại.

Cụ thể, ông Zheng, sống ở Tô Châu, sau khi cảm thấy đau nhức vùng hông chậu, căng tức, đi tiểu khó khăn, đã được gia đình đưa đến bệnh viện Trung ương Tô Châu để cấp cứu trong đêm.

Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện lượng axit uric, lượng protein trong nước tiểu của ông Zheng có dấu hiệu bất thường, huyết áp cao, biểu hiện của suy thận. Các bác sĩ ngay lập tức cấp cứu. Sau nhiều giờ, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, chỉ trong vòng nửa tháng, tình trạng bệnh của ông Zheng trở nặng và cuối cùng đã không qua khỏi.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ phát hiện ra một vấn đề: Hầu như ngày nào ông Zheng cũng ăn súp thịt cừu vào bữa sáng. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng suy thận của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng.

Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, ông Zheng là chủ một cửa hàng thịt cừu. Trước đó 3 năm, khi đi khám sức khỏe, mức axit uric trong cơ thể của ông cũng cao nhưng do không bị gout nên ông chủ quan và vẫn tiếp tục duy trì chế độ ăn uống của mình.

Công việc bận rộn nên ông Zheng thường không ra ngoài ăn sáng. Hầu như ngày nào ông cũng uống súp thịt cừu vào bữa sáng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ cho rằng bữa sáng đó là lý do chính khiến ông Zheng bị suy thận.

Thịt cừu là thực phẩm có hàm lượng purin cực kỳ cao. Nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể, tăng gánh nặng chuyển hóa của thận. Ngoài ra, purin còn dễ hòa tan trong nước khiến cho hàm lượng purin trong súp thịt cừu không hề giảm.

Ngoài thịt cừu, 2 loại thực phẩm khác cũng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.

Nội tạng động vật

Gan lợn, tim lợn và các loại nội tạng động vật khác là những thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao. Vì vậy, người có axit uric cao tốt nhất không nên ăn.

Ăn nội tạng động vật thường xuyên sẽ làm tăng lượng purin trong cơ thể, từ đó làm tăng lượng axit uric. Khi axit uric quá cao, chúng sẽ dễ kết tủ thành tinh thể, gây tắc nghẽn thận và làm ảnh hưởng chức năng thận.

nguoi-dan-ong-43t-suy-than-nua-thang-da-khong-qua-khoi-02

Hải sản

Hải sản là thực phẩm chứa nhiều purin, đặc biệt là các loại động vật có vỏ. Ăn quá nhiều hải sản sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

3 biểu hiện cảnh báo axit uric trong cơ thể quá cao

Đi tiểu bất thường

Khi hàm lượng axit uric trong cơ thể vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn, chúng dễ kết tủa thành dạng tinh thể và làm tắc nghẽn cầu thận. Khi đó, người bệnh có thể gặp tình trạng bất thường khi đi tiểu như tiểu buốt, tiểu ít.

Đau khớp

Hiện tượng đau khớp là dấu hiệu điển hình khi axit uric trong cơ thể ở mức quá cao. Axit uric tăng quá mức trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng kết tủ urat. Một phần urat sẽ tích tụ tại các khớp, lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng đau khớp, nặng thì có thể gây dính khớp.

Thường xuyên khát nước

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát dữ dội khi ngủ, tình trạng không được cải thiện dù đã uống nhiều nước thì có thể nồng độ axit uric trong người đang ở mức rất cao.

Thận có chức năng chuyển hóa axit uric. Quá trình này rất cần nước. Nếu axit uric tăng cao, cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn bình thường và khiến bạn cảm thấy thường xuyên khát nước.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền