Không thay băng vệ sinh khi chưa đầy
Thường thì vào ngày cuối của chu kỳ lượng máu kinh sẽ ra ít. Nhiều chị em có thói quen chờ băng vệ sinh thấm hút nhiều rồi mới thay.
Thế nhưng nếu để băng vệ sinh quá lâu mà không thay sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Điều này không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nữa.
Vì vậy bác sĩ khuyên chị em nên thay băng vệ sinh sau mỗi 3-4 giờ dù lượng máu kinh nhiều hay ít.
Uống thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có thể giúp những ngày “đèn đỏ” của chị em trôi qua nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng quá lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề khác.
Thư viện Y học Quốc gia Mỹ cho biết, thuốc chống viêm nonsteroidal (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim đột ngột hoặc đột quỵ mà không có cảnh báo.
Bên cạnh đó, những loại thuốc này có thể gây viêm loét hoặc chảy máu trong dạ dày và ruột, làm gián đoạn hoặc làm hỏng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Sử dụng thường xuyên có thể gây hại cho thận và gan.
Để giảm đau bụng kinh, thay vì dùng thuốc giảm đau bạn có thể uống magie, canxi và vitamin B6.
Thụt rửa
Trong những ngày có kinh nguyệt, vùng kín của chị em thường xuất hiện mùi tanh khá khó chịu. Thụt rửa có thể làm mất mùi tạm thời nhưng lại dễ gây nhiễm khuẩn, nấm, gây khó thụ thai, nhiễm trùng cô bé cùng các căn bệnh lây qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, các sản phẩm rửa vệ sinh có thể chứa hóa chất, hương liệu, màu nhuộm gây kích ứng, rối loạn nội tiết, mất cân bằng pH, gây hại cho vi khuẩn có lợi.
Để giảm mùi, bạn chỉ cần thay băng đều đặn và vệ sinh bên ngoài “cô bé” là được.
Bỏ tập thể dục
Tập thể dục giúp xả stress, ra mồ hôi thải độc tố. Đồng thời tập thể dục cũng giúp giảm chuột rút và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, phần lớn chị em đều sợ vận động sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe trong những ngày “đèn đỏ”.
Trung tâm Y tế Maryland khuyến cáo chị em nên dành 30 phút tập thể dục và tập 5 ngày/tuần, thậm chí khi bạn đang có kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ít hoặc không tập thể dục thường có nhiều khả năng bị đau tiền kinh nguyệt.
Không quan tâm tới màu máu kinh
Từ ngày đầu tới ngày cuối của chu kỳ máu kinh sẽ có sự thay đổi. Lúc mới bị máu kinh thường có màu đỏ tươi, thậm chí là hơi cam. Tới ngày tiếp theo huyết sẽ đậm màu, thể hiện lượng oxi có trong máu và cơ thể thải ra những gì.
Trong những ngày này chị em thường được khuyến khích uống nhiều nước hơn, nhất là nước ấm để cơ thể được “lọc” và đào thải. Thực tế không "kỳ diệu" đến thế nhưng uống nước ấm sẽ làm quá trình kinh nguyệt của bạn bớt đau đớn và bớt ra khí hư hơn.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Vùng kín có 3 dấu hiệu này trong ngày "đèn đỏ" chứng tỏ phụ nữ đang mất quá nhiều máu
-
Phụ nữ kinh nguyệt ít, nội tiết tố bằng 0: Ăn nhiều '1 thứ trắng, 2 thứ vàng' sẽ giúp bạn nữ tính hơn
-
Phụ nữ muốn trẻ lâu, nội tiết dồi dào nên ăn nhiều 2 loại rau: Điều hòa kinh nguyệt, cực tốt cho da
-
Chu kỳ không đều 'tháng có tháng không' có thể do 7 bệnh gây ra: Chị em bị nên đi khám sớm
-
Phụ nữ có kỳ kinh nguyệt hết sau 3 ngày hay 7 ngày: Người nào dễ bị lão hóa sớm hơn?