Đổ mồ hôi là cách cơ thể duy trì nhiệt độ bên trong theo phản xạ tự nhiên. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, hệ thần kinh sẽ báo hiệu cho các tuyến mồ hôi kích hoạt. Mồ hôi có tác dụng làm ẩm da, do vậy một cách tự nhiên, nó còn có tác dụng giúp làm mát cho cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Ngoài việc do bệnh lý còn có thể là do bạn lo lắng hoặc nhiệt độ môi trường bên ngoài quá nóng. Thậm chí, một số người còn bị đổ mồ hôi nhiều do ăn thực phẩm cay nóng. Tuy đổ mồ hôi là một chức năng sinh lý bình thường của cơ thể con người để bài tiết và điều hòa thân nhiệt nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên ở một số bộ phận sau đây trên cơ thể thì bạn cần phải chú ý để có thể phát hiện kịp thời vì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh.
1. Ra nhiều mồ hôi ở ngực
Không ít bệnh nhân bị cường giáp cũng thường xảy ra tình trạng hay đổ mồ hôi ở vùng ngực. Ngoài ra, hiện tượng đổ mồ hôi ở ngực cũng có thể là do bị sốt và nhiệt độ cơ thể không ổn định. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy hạn chế sử dụng các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ và thay vào đó tăng cường các thực phẩm tính ấm và bổ dưỡng như khoai lang, chà là đỏ, lúa mạch, đậu đỏ hay bí ngô.
2. Thường xuyên đổ mồ hôi nhiều ở đầu mũi
Tình trạng đầu mũi ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu cho thấy phổi của bạn đang hoạt động kém, điều này dẫn đến khả năng miễn dịch bị suy yếu. Để khắc phục hiện tượng này, bạn hãy xoa bóp bàn tay bất cứ khi nào có thể bởi bàn tay là một bộ phận liên quan đến kinh mạch phổi.
3. Đổ mồ hôi nhiều ở cổ và sau gáy
Thông thường, việc đổ mồ hôi ở cổ là do quá trình vận động với cường đọ mạnh gây ra. Tuy nhiên, nếu là biểu hiện của hiện tượng hạ đường huyết, đặc biệt là đổ mồ hôi đầm đìa sau gáy. Đây là biểu hiện của tình trạng bệnh nặng, cần được xử lý sớm bởi rất dễ xảy ra tai biến, nguy hiểm cho sức khỏe.
4. Đổ mồ hôi nhiều ở trên trán
Nếu các bộ phận khác không có mồ hôi mà chỉ đổ mồ hôi ở vùng trán thì dạ dày đang có vấn đề. Có một triệu chứng liên quan đến các bệnh về dạ dày là bề mặt lưỡi bị sưng đỏ. Triệu chứng này thường là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
5. Lòng bàn tay và lòng bàn chân thường xuyên đổ mồ hôi
Một số người hay đổ mồ hôi trên lòng bàn tay và lòng bàn chân khi có cảm giác hồi hộp, lo lắng hoặc phấn khích. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa đó là biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Tình trạng này đối với phái nữ , cũng có thể là do kinh nguyệt mất ổn định. Để khắc phục tình trạng này chỉ đơn giản là điều chỉnh tâm trạng và ăn đủ chất. Một lưu ý nữa là không nên ăn đồ ăn còn sống và đồ ăn để quá nguội.
Một số cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều
1. Giữ vệ sinh cơ thể
Đổ mồ hôi nhiều có thể gây ra các bệnh ngoài da, có mùi hôi…Có thể ứng phó bằng cách tắm vòi hoa sen mỗi ngày, thậm chí tắm nhiều lần trong ngày để phòng ngừa những vấn đề phát sinh vì mồ hôi ra quá nhiều. Luôn đem theo khăn mềm, thấm nước tốt để lau mồ hôi. Thường xuyên đem theo chất chống mồ hôi để kiểm soát lượng mồ hôi
2. Hạn chế thức ăn cay và thức uống chứa caffein
Tránh những thức ăn cay như ớt, giảm việc ăn hành tỏi bởi chúng có thể gây nên mùi cơ thể khó chịu. Bên cạnh đó, những thức uống có chứa cafein cũng sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
3. Lựa chọn trang phục phù hợp
Luôn luôn chọn những loại vải thấm mồ hôi. Đối với những người có mồ hôi chân, thì nên quan tâm đến chất liệu giày.
Tuy là phản ứng sinh lý bình thường nhưng nếu thấy đổ mồ hôi nhiều bất thường ở những vị trí trên đây thì cần cẩn trọng với những căn bệnh nguy hiểm.
Tác giả: Minh Hằng
-
Làm ngay việc này để sàn gỗ khô ráo, không lo phồng rộp hay cong vênh khi trời nồm
-
Trời nồm đừng mở toang cửa hay bật quạt, làm cách này đảm bảo nhà khô ráo ngay
-
5 mẹo giúp lớp trang điểm "bền vững" dù bạn có hoạt động ngoài trời cả ngày
-
Đời người muốn công thành danh toại, không ai có thể từ chối ''3 bát nước'' này
-
4 cách khắc phục tình trạng tủ lạnh đổ mồ hôi, đọng nước