1. Tránh ăn trứng vì tăng cholesterol
Trong một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trứng không góp phần làm tăng cholesterol trong cơ thể như mọi người vẫn tin. Trên thực tế, trứng là một trong những nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm kẽm, sắt, chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, vitamin D và chất hóa học tăng cường trí não choline.
Theo hiệp hội Tim mạch Mỹ, việc mỗi ngày ăn một quả trứng hoặc 2 lòng trắng là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Để có thể kiểm soát cholesterol trong cơ thể mỗi người hãy theo dõi chất béo bão hòa trong chế độ dinh dưỡng của bản thân.
2. Ngủ ngon hơn khi uống rượu
Rất nhiều người tin rằng việc uống rượu sẽ giúp bản thân có được giấc ngủ một cách dễ dàng và ngủ ngon hơn. Một ly rượu có thể giúp cơ thể thư giãn, ngủ nhanh hơn nhưng loại đồ uống này cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, không buồn ngủ mà thậm chí còn tỉnh táo hơn, ngay cả ở những người trưởng thành khỏe mạnh. Vì vậy, nếu muốn có giấc ngủ ngon thay vì uống rượu bạn hãy thay bằng một ly sữa ấm nhé!
3. Không uống sữa khi bị cảm
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể kết luận sữa có thể làm tăng khả năng sản xuất chất nhầy khi bị cảm lạnh và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Sữa là một trong những thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng lại vừa chứa nhiều canxi, giúp duy trì xương chắc khỏe. Vì vậy, sữa là thực phẩm giúp cải thiện mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi. Theo các nghiên cứu cho thấy, việc uống sữa thường xuyên có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý do sự kết hợp hài hòa giữa carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm.
4. Ăn chất béo sẽ tăng cân và mắc bệnh tiểu đường
Chất béo rất giàu calo và xuất hiện phổ biến trong đồ ăn vặt. Tuy nhiên, nếu bạn có thể duy trì hàm lượng calo nằm trong mức độ vừa phải lành mạnh thì chất béo sẽ không khiến bạn tăng cân.
Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh, một chế độ ăn giàu chất béo lành mạnh nhưng ít carbs còn có thể giúp bạn giảm cân, và cơ thể duy trì hoạt động bình thường. Những thực phẩm như cá béo, sữa nguyên chất béo, bơ, dầu ô liu và các loại hạt là những thực phẩm giàu chất béo có khả năng cải thiện lượng đường trong máu, mức insulin, có khả năng góp phần chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường.
5. Nước ép nam việt quất có thể chữa được nhiễm trùng đường tiết niệu
Không biết từ đâu nhưng nhiều người lại truyền tai nhau về việc nước ép nam việt quất có thể giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) nhưng trên thực tế vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, việc uống nước trái cây thường xuyên lại có ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu do các hợp chất trong nước trái cây ngăn chặn vi khuẩn gây nhiễm trùng bám vào thành bàng quang.
6. Người mắc bệnh tiểu đướng không ăn đồ ngọt
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn đồ ngọt nhưng phải chú ý duy trì ở mức độ chừng mực. Để có thể duy trì mức đường huyết khỏe mạnh thì chìa khóa quan trọng nhất đó là cân bằng giữa bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ để cung cấp hỗn hợp carb, chất béo, protein cho cơ thể một cách tốt nhất.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên tập thể dục thường xuyên kết hợp với thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát lượng đường trong máu một cách tốt nhất.
Tác giả: Minh Hằng
-
5 thực phẩm tưởng bổ dưỡng nhưng rút cạn canxi của trẻ, bé càng ăn càng thấp lùn
-
9 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho bà bầu
-
Những thời điểm cho bé ăn phô mai, sữa chua, váng sữa tốt nhất
-
6 loại thực phẩm ăn càng nhiều da càng nhăn nheo, nổi mụn chi chít
-
Những thực phẩm giúp làm mờ sẹo tự nhiên, an toàn lại hiệu quả