6 nhầm tưởng về cà phê và 4 nhóm người thích đến mấy cũng không nên uống

( PHUNUTODAY ) - Nếu đang có thói dưới đây khi uống cà phê, bạn hãy nhanh chóng điều chỉnh để không tự tàn phá sức khỏe nữa nhé. Đặc biệt, nếu bạn nằm trong danh sách cảnh báo thì nên hạn chế tuyệt đối khi dùng loại đồ uống này.

Uống cà phê vào sáng sớm

Uống cà phê nhiều có tốt không? Nhất là khi uống vào lúc sáng sớm tinh mơ hay tầm 7h? Thực tế, những người biết uống cà phê đúng cách không chọn khung giờ này để thưởng thức cà phê. Trong vài giờ đầu tiên sau khi thức dậy, mức cortisol căng thẳng của bạn ở mức cao nhất đã trở thành nguồn “kích thích” tự nhiên rồi.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, thời điểm lý tưởng để uống cà phê là tầm 10h – 12h sáng chính là lúc mức cortisol của bạn giảm xuống. Chọn đúng thời điểm uống cà phê không những có tác dụng “đánh thức” cơ thể mà còn tiết kiệm được lượng caffeine nữa đấy!

Chọn cà phê rang đậm màu

Nhiều người thích chọn cà phê rang đậm màu vì cho rằng loại này sẽ chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn so với cà phê rang nhạt màu. Tiến sĩ Rob van Dam, Phó giáo sư khoa dinh dưỡng và dịch tễ học tại Đại học Harvard (Mỹ) cho biết cà phê tốt cho sức khỏe hơn khi mới rang và còn nhạt màu.

Tuy nhiên, mỗi loại cà phê đều có những lợi ích riêng và bạn có thể lựa chọn theo hương vị yêu thích. Cà phê rang đậm màu có nồng độ melanoid cao hơn, có tác dụng chống ung thư, chống viêm và ngăn ngừa cao huyết áp. Cà phê rang nhạt màu chứa nhiều axit chlorogenic phenol giúp cải thiện lượng đường trong máu. Cả hai đều có tác dụng chống oxy hóa và có lượng caffeine ngang nhau.

Đựng cà phê trong bao bì

Khi đựng cà phê trong bao bì có sẵn lúc mua, các gốc tự do sẽ tăng cao vì tiếp xúc với không khí nhiều hơn khiến các thành phần chống oxy hóa sẽ bị hao hụt. Điều này khiến cho cơ thể bạn ít hấp thu lượng chất oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Để không mất đi thành phần dinh dưỡng quý giá, bạn nên bảo quản cà phê trong các hũ thủy tinh có nắp đậy kín. Nếu mua cà phê có khối lượng lớn, bạn nên chia thành 2 – 3 hũ để giảm thiểu số lần mở nắp khiến cà phê tiếp xúc với không khí.

Thêm quá nhiều đường khi uống cà phê

Một số người thích uống cà phê nhưng lại không thể chấp nhận vị đắng và chát của cà phê mới xay và quen với việc thêm đường để tạo hương vị.

Thông thường, độ ngọt vừa phải của một cốc cà phê cần tới hai gói 5 gam đường được thêm vào cà phê để có vị ngọt vừa khẩu vị. Điều này sẽ làm tăng lượng đường một cách vô hình, từ đó có thể gây béo phì hoặc thừa cân theo thời gian.

Không những thế, uống đồ ngọt còn có thể gây sâu răng, xỉn màu răng. Do đó, không nên thêm đường khi uống cà phê mới xay, hãy thưởng thức hương thơm của cà phê nguyên chất, hoặc thêm một ít lượng sữa thích hợp để tăng mùi thơm.

Uống quá nhiều cà phê khi thức khuya

Lượng caffeine chứa trong cà phê có tác dụng giải khát, nhưng uống một lượng lớn sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ vitamin B. Điều mà bạn ít biết là, khi cơ thể thiếu vitamin B dễ gây cảm giác mệt mỏi, khiến người ta muốn giải khát bằng cách uống cà phê, vì thế mà đi vào vòng luẩn quẩn.

Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê trước khi đi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, bạn không nên uống quá nhiều cà phê khi thức khuya, thay vào đó, bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt hoặc sữa chua khi cảm thấy đói.

Nhâm nhi một ly cà phê cả ngày

Bạn có thói quen thưởng thức cà phê một cách chậm rãi, có khi mất mấy tiếng đồng hồ mới xong một ly cà phê? Thậm chí bạn có thể kéo dài từ sáng đến chiều để nhâm nhi ly cà phê! Tuy nhiên điều này sẽ làm tăng lượng axit trong ly cà phê khiến bạn có nguy cơ bị ợ nóng, khó tiêu và ăn mòn răng. Cà phê để tiếp xúc với không khí quá lâu cũng sẽ bị hao hụt chất chống oxy hóa.

Dĩ nhiên, uống ly cà phê nhanh chóng như uống nước thì chẳng có gì thú vị cả. Bạn có thể cho phép bản thân mình nhâm nhi khoảng 20 phút để cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa hơn.

Những đối tương nào cần hạn chế uống cà phê?

  • Người bị thận yếu
  • Những người tinh thần yếu, dễ bị hoảng loạn, lo lắng
  • Những người bị bệnh tim
  • Người mắc chứng trào ngược dạ dày (GERD)
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Tác giả: Mộc