Giáo dục gia đình đóng vai trò không thể phủ nhận trong quá trình phát triển và trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Khi được cha mẹ nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ lớn lên với một tương lai rực rỡ, đầy triển vọng, cùng với một tính cách thân thiện và đáng mến. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không nuôi dưỡng đúng cách, trẻ có thể trở thành một con người tiêu cực.
Thực tế cho thấy, chỉ cần quan sát những hành vi hàng ngày của trẻ, chúng ta cũng có thể đoán được trẻ đang được cha mẹ nuôi dưỡng như thế nào. Theo các chuyên gia giáo dục, nếu trẻ có những hành vi sau đây, đó là minh chứng cho thấy cha mẹ đang nuôi dưỡng trẻ một cách tốt đẹp.
Trẻ biết dỗ dành người khác
Khi một đứa trẻ nhận ra nỗi buồn trong ánh mắt của mẹ, hoặc khi bạn bè của chúng khóc và chúng tiến tới để an ủi, điều này cho thấy trẻ biết cảm thông và quan tâm đến cảm xúc của người khác. Hơn nữa, trẻ biết đồng lòng với những nỗi buồn mà người khác đang trải qua. Một đứa trẻ có khả năng an ủi người khác như vậy cho thấy chúng có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao và được gia đình giáo dục tốt.
Cựu Chủ tịch Google tại Trung Quốc, ông Kai-Fu Lee từng khẳng định: “Trong bất kỳ lĩnh vực nào, EQ quan trọng gấp đôi IQ”. Một người có EQ cao biết thấu hiểu, cân nhắc tình cảm, và thường có cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.
Nếu con bạn là một đứa trẻ biết an ủi và hiểu được cảm xúc của người khác, đó thực sự là niềm tự hào của bậc làm cha mẹ. Một đứa trẻ như vậy trong tương lai có thể xử lý các mối quan hệ phức tạp giữa các cá nhân một cách dễ dàng. Trẻ thường có tính cách khiêm tốn, không kiêu ngạo khi đạt được thành công. Đặc biệt, trẻ luôn được mọi người tôn trọng và kính nể.
Tình kỷ luật và cư xử có văn hoá
Tính kỷ luật và cư xử có văn hóa ở trẻ là những yếu tố quan trọng cần được cha mẹ rèn luyện từ khi trẻ còn nhỏ. Không nên lơ là trong việc giáo dục con chỉ vì nghĩ rằng chúng còn nhỏ và sẽ thay đổi khi lớn lên. Trẻ em không được sinh ra với các kỹ năng giao tiếp xã hội, do đó cha mẹ cần dạy con về những hành vi phù hợp từ khi chúng còn nhỏ. Những quy tắc và hành động được thực hiện từ bây giờ sẽ đi cùng trẻ suốt quãng thời gian trưởng thành.
Nếu thấy đứa trẻ biết chào hỏi người lớn, biết chào cha mẹ mỗi khi đi học về, biết dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng, biết tắt đèn, giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà, biết xin phép khi ra khỏi nhà và về đúng giờ,… đó là minh chứng cho thấy cha mẹ đang giáo dục con một cách đúng đắn.
Ngoài ra, còn có nhiều biểu hiện khác chứng tỏ con có kỷ luật như khi ở nơi công cộng, bé không làm loạn, biết xếp hàng mua vé, biết giữ trật tự, biết bỏ rác vào thùng rác…
Việc rèn luyện tính kỷ luật cho con là cần thiết, cha mẹ nên nghiêm khắc dạy dỗ trẻ. Tuy nhiên, nghiêm khắc không có nghĩa là đánh đòn, chửi mắng con trẻ. Hãy khéo léo tạo hứng thú để con tự đi vào kỷ luật. Ví dụ, thay vì quát con: “Đứng dậy đánh răng, mặc đồ ngủ và lên giường! Mau!”, hãy nhẹ nhàng nói với chúng: “Con muốn đánh răng trước hay mặc đồ ngủ trước nào, cái nào con thích hơn nhỉ”…
Biết tranh luận
Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Virginia, Hoa Kỳ, những đứa trẻ có khả năng tranh luận với cha mẹ từ khi còn nhỏ sẽ phát triển khả năng đối phó với sự khác biệt về quan điểm và áp lực trong đời sống xã hội khi trưởng thành. Điều này phá vỡ quan niệm truyền thống rằng trẻ em thích cãi lại là dấu hiệu của sự hư hỏng. Thực tế, việc trẻ em có quan điểm và ý kiến riêng về mọi vấn đề là điều cần thiết để họ trở nên quyết đoán và can đảm.
Trẻ em thường thích tranh luận, nhưng với thái độ khiêm tốn và nhẹ nhàng, điều này cho thấy họ có ý thức tự giác mạnh mẽ, vốn từ vựng phong phú và kiến thức đủ để tự tin thách thức bạn bè. Do đó, khi con cãi lại, cha mẹ không nên vội vàng nổi giận. Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là dạy con cách “đáp trả” một cách phù hợp. Hướng dẫn con làm rõ suy nghĩ của mình, cuối cùng nêu rõ lý do, tranh luận một cách ôn hòa và lịch sự, từ đó phát triển khả năng diễn đạt logic, sẽ rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của con sau này.
Trẻ tự làm những việc trong khả năng
Trong thế giới của trẻ em, có những đứa trẻ có khả năng tự dọn phòng nhưng lại chọn cách nằm ỳ ra, chờ đợi bố mẹ vào quét dọn phòng, gấp quần áo cho họ. Tuy nhiên, cũng có những đứa trẻ tỏ ra rất tự lập. Không chỉ tự dọn phòng mình, trẻ còn chủ động giúp bố mẹ những công việc nhà khác như rửa bát, thu quần áo khô, cắm cơm khi bố mẹ đi làm về muộn,…
Nếu con bạn có thể làm như vậy, đó là minh chứng cho thấy bố mẹ đã thành công trong việc dạy con các kỹ năng sống, rèn cho con tinh thần trách nhiệm với công việc chung của cả gia đình. Đây chính là những bước tiến quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phẩm chất của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện của con sau này.
Trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao
Trẻ con, với sự hiếu kỳ và tò mò vô hạn, đôi khi chưa nhận biết được hậu quả của hành động của mình. Khi thấy con biết nhận lỗi và xin lỗi về việc làm của mình, không trốn tránh hay đổ lỗi cho người khác, chúng ta có thể thấy rằng bé đã trở thành một người trung thực. Điều này chứng tỏ cha mẹ đã giáo dục con rất tốt, rèn cho con sự sẵn lòng nhận lỗi và chịu trách nhiệm với hành động của mình.
Khi con sợ hãi đến mức không dám nhận lỗi, phụ huynh không nên nổi nóng, trách mắng, đánh đòn hay dọa dẫm con. Những hành động đó chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi của con và khiến con càng che giấu tội lỗi theo bản năng tự vệ. Thay vào đó, hãy từ từ khơi gợi để trẻ thật thà nói ra việc mình đã làm. Sau đó, hãy giải thích cho con biết việc làm đó là sai, hậu quả mà nó để lại là gì, và cảm giác buồn bã, bứt rứt lương tâm khi con mắc lỗi mà không dám thừa nhận.
Khi cha mẹ nhẹ nhàng, từ tốn dạy bảo con như thế, trẻ sẽ không vội vã hành động mà không suy nghĩ đến hậu quả. Trẻ cũng sẽ biết cách cư xử phù hợp với những người xung quanh và không gây tổn thương cho ai. Những đứa trẻ biết chịu trách nhiệm khi lớn lên sẽ trở thành những người lớn có trách nhiệm. Đây chính là mục tiêu mà mọi cha mẹ đều hướng tới trong quá trình giáo dục con cái.
Có một trái tim tràn ngập lòng biết ơn
Ở Trung Quốc, có một cặp vợ chồng đã dành nhiều năm làm việc chăm chỉ để nuôi dạy con trai duy nhất và gửi con đến một trường danh tiếng. Tuy nhiên, sau khi con trai bắt đầu đi làm, anh ta đã quên mất nghĩa vụ với gia đình ở quê nhà và hầu như không bao giờ gửi tiền về.
Khi kết hôn, anh ta yêu cầu bố mẹ mình cung cấp 100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng) để mua một căn nhà trong thành phố nhằm trả khoản tiền đặt cọc. Hai vợ chồng già không thể kiếm được số tiền lớn như vậy trong một thời gian ngắn, do đó, khi cưới vợ, người con không thông báo hay mời cha mẹ mình.
Tại sao cha mẹ dồn hết tất cả cho con mà không thể nuôi dạy được những đứa con biết ơn? Khi bạn dành cho con mình tình yêu thương và chiều chuộng vô điều kiện, theo thời gian, đứa trẻ sẽ coi những nỗ lực của cha mẹ là điều hiển nhiên.
Vì vậy, nếu không muốn nuôi dạy con thành đứa trẻ vô ơn thì đừng vì con mà làm quá nhiều, thậm chí là làm tất cả vì con. Ngay từ bây giờ, bạn hãy yêu thương con một cách có kiềm chế, dạy con biết ơn, để con học cách quan tâm và cho đi, và quan trọng hơn, con phải hiểu trách nhiệm của mình.
Một người con biết ơn sẽ biết cảm thấy có lỗi khi làm sai với cha mẹ mình, thường đề nghị giúp đỡ chia sẻ với bố mẹ. Khi bố mẹ ốm, trẻ sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc bạn, khi bố mẹ buồn sẽ tìm mọi cách để bố mẹ vui… Người ta nói, nuôi dạy một đứa trẻ biết ơn là cách thể hiện sự giàu có lớn nhất của một gia đình.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
3 khung giờ tốt nhất cho trẻ học bài nhanh chóng, nhớ lâu
-
Người mẹ có 1 tính này nuôi con ưu tú, giỏi giang trong tương lai có cơ đồ lớn
-
Bí quyết nuôi dạy con thông minh: 9 điều cha mẹ cần tránh
-
Muốn trẻ sinh ra không có vết bớt đen, chàm xấu xí, mẹ bầu chỉ cần làm đúng 1 việc
-
3 hành động của mẹ giúp con vững vàng bước tới thành công