7 kiểu làm mẹ tưởng rất yêu con, rất lo lắng vất vả vì con nhưng cầm chắc thất bại, khiến con bết bát

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn đang yêu con theo cách này thì cần xem lại ngay nhé bởi điều đó vừa khiến bạn mệt lại không giúp cho con thành công, thậm chí còn làm hỏng cuộc đời con.

Người mẹ dễ nổi cáu, khó giữ cảm xúc

Khi mới làm cha mẹ có thể bạn sẽ bị stress và nhiều tình huống khó xử lý. Cho nên có thể khiến bạn khó giữ được bình tĩnh. Có những điều diễn ra như con lười ăn, khóc nửa đêm, con không nghe lời, trẻ bướng bỉnh... Điều đó có thể khiến bạn stress, nhất là khi lại kèm với công việc bận rộn và tài chính khó khăn. Thế nhưng việc bạn phải giữ cảm xúc để không buông ra những lời mắng nhiếc xúc phạm con là cần thiết. 

Việc không kìm chế cảm xúc cũng có thể khiến vợ chồng bạn nổ ra tranh cãi xô xát với nhau. Chứng kiển cảnh cha mẹ mất bình tĩnh, trẻ sẽ có những tổn thương tâm lý. Có thể sau đó bạn sẽ thấy hối hận và xin lỗi con nhưng sự việc lặp lại vài lần sẽ khiến con tổn thương nhiều. Do đó chuẩn bị tâm lý làm cha mẹ là rất quan trọng để giữ được hòa khí trong gia đình cho con. 

Làm cha mẹ một cách quá vất vả vì con

Nhiều người cho rằng mình vất vả vì con sẽ được đền đáp. Nhưng bạn hãy nhìn lại bạn vất vả vì bạn xử lý tình huống không thông minh không? NHiều người dạy sớm thức khuya lo cho con, chăm con từng chút một, con thì sướng, chồng thì nhàn mà mẹ thì khổ, điều đó là mất cân bằng đó, không tốt gì cả. Hãy xem lại cách tổ chức và lãnh đạo gia đình của bạn. Đứng biến mình thành bà mẹ vất vả trong khi con lại chỉ biết hưởng thụ không biết hỗ trợ giúp đỡ mẹ, chồng thì thờ ơ thiếu trách nhiệm. Cách làm đó khiến con nhìn nhận sai lệch về gia đình dẫn tới khi trưởng thành rất khó có thể tìm được hạnh phúc.

Mẹ luôn áy náy và không ngừng nhận lỗi về mình

Cha mẹ chỉ nhận lỗi khi thực sự làm sai, còn đừng tự trách mình quá nhiều như thế. Ví dụ có tình huống con để quên đồ ở nhà, sau đó trách móc mẹ đã không nhắc mình, khiến bé bị cô giáo mắng. Người mẹ đã nhận lỗi về mình: "Mẹ sai rồi, mẹ bận quá, mẹ xin lỗi con". Điều đó không đúng. Bạn làm thế là dẫn con tới nhận thức sai lầm, con sẽ không biết nhận trách nhiệm. Trong khi đó việc này có lỗi của con nhé.

Mẹ không đủ kiên nhẫn với con, việc gì cũng tự quyết

Nhiều cha mẹ sốt ruột vì chờ đợi con hành động nên đã làm thay cho nhanh. Chính cách này của cha mẹ khiến con thiếu bản lĩnh, kém tự lập và ít tự trọng. Có rất nhiều phụ huynh luôn cho rằng trẻ con còn nhỏ, chưa vào đời, dễ mắc sai lầm... thế là tước đi quyền lợi của trẻ, không có sự nhẫn nại để ngồi xuống lắng nghe con nói và chờ con hành động. Cha mẹ đã nhân danh người giám hộ để quyết định thay con thậm chí ép con theo ý mình. Đó là điều cực tệ hại. Hãy để con bày tỏ nguyện vọng của bản thân, hãy kiên nhẫn để chờ con tự ra quyết định. Bạn không đủ kiên nhẫn chờ con quyết định hoặc chấp nhận cho con sai lầm nhưng để con trưởng thành thì bạn sẽ không thu được trái ngọt, cuộc đời con sẽ ngày càng bết bát.

Nghĩ rằng làm cha mẹ phải bao bọc càng nhiều càng tốt

Yếu thương và bảo bọc con là khác nhau. Việc bảo bọc con quá kỹ sẽ tước đi sự lớn mạnh của con cái. Con cái cần được hướng dẫn để có kỹ năng và kinh nghiệm tránh xa tệ nạn và kẻ xấu chứ không phải là được bố mẹ chụp trong lồng kính vô trùng. Khi lồng kính vỡ khi bố mẹ không còn khả năng đi bên cạnh thì con sẽ sa ngã hư hỏng. Bởi thế làm cha mẹ đừng quá bảo bọc con cái của mình. Ngày nay các bà mẹ thường hay than thở: Xã hội này còn có điều gì đáng tin? Sữa bột, các sản phẩm chăm sóc da, các loại vaccine, môi trường giáo dục... đều không an toàn. Bảo bọc con chỉ khiến bạn an tâm khi con còn nhỏ khi con trong tầm tay bạn, còn khi con lớn, bạn không cách nào bảo bọc nổi đâu. Thế nên thay vì bảo bọc thì phải dạy cho con bản lĩnh, sự tự lập và nhanh nhạy.

Cha mẹ luôn muốn kiểm soát tất cả

Nhiều cha mẹ muốn con 100% tuân theo ý kiến của mình, biết gọi dạ bảo vâng không trái lời, kể cả việc riêng của con cũng do cha mẹ quyết. Trong mắt nhiều cha mẹ, khi trẻ không theo ý mình thì sẽ bị cho là chống đối, nổi loạn. Cách kiểm soát của cha mẹ sẽ không có gì tốt đẹp cả. Nhiều cha mẹ còn áp đặt dùng đời con thực hiện nốt kế hoạch đời mình, sinh con để con thực hiện sứ mệnh của đời mình, chứ không phải để con được sống cuộc đời con. Cách suy nghĩ này khiến con mệt mỏi không được tự do và cảm giác bị mắc nợ phải trả nợ cha mẹ.

Hãy nhớ con là cá thể độc lập với mình, con được quyền sống cuộc đời con, không có nghĩa vụ sống thay cuộc đời cha mẹ. Cốt lõi của việc giáo dục là "thưa thì thông, đầy thì nghẹn". Đứa trẻ nếu khó sống theo ý mình, chúng sẽ cảm thấy không thể nào thông suốt, chỉ biết cách dựa vào bố mẹ để có được sự giúp đỡ. Về lâu dài, đây là một cái vòng luẩn quẩn, sai lầm trong việc dạy dỗ con.

Những cha mẹ thích so sánh

Mỗi em bé sinh ra là một cá thể đặc biệt và duy nhất trên đời. Sự so sánh sẽ khiến trẻ tổn thương và khó chịu. Cũng giống như chúng ta khi bị so sánh với một ai đó đều sẽ không thích chút nào. Đừng mang con so sánh với trẻ hàng xóm. Chỉ cần động viên con vượt qua chính bản thân con là tốt. Còn so sánh sẽ khiến trẻ mệt mỏi nhụt chí hơn. Cha mẹ chớ thấy con nhà người ta nay thi được giải nhất thì về mắng con xơi xơi, bắt con lần sau cũng phải được giải nhất. Chớ thấy con nhà người ta học lớp đấu kiếm rồi về hỏi con có thích hay không, kết quả chẳng cần biết thích hay không vẫn cứ cho đi học.

Việc so sánh đó sẽ không giúp bạn và con tập trung được vào chính con, nhìn nhận ra điểm mạnh của con để phát huy. 

Do đó làm cha mẹ như kiểu trên bạn sẽ thấy sao bạn khổ thế mà con không được như con người khác. Đó chính là vì bạn đang sai cách mà thôi.

Tác giả: An Nhiên