Tạo gánh nặng cho dạ dày, hệ tiêu hóa
Mì là thực phẩm khó tiêu nhất cho dạ dày. Các loại mì tôm hiện nay chủ yếu được sấy khô sau khi chiên qua dầu nên có chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia. Nếu ăn thường xuyên sẽ khiến vị giác giảm sút, tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Ăn quá nhiều mì tôm khiến chức năng dạ dày bị rối loạn, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày. Trẻ nhỏ thích ăn mì tôm thường mắc chứng biếng ăn.
Gây béo phì, thừa cân
Ăn mì tôm vào bữa sáng hoặc ăn lót dạ là thói quen của khá nhiều người. Tuy nhiên bạn cần biết rằng ăn quá nhiều mì tôm khiến cơ thể nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này khiến hàm lượng chất béo và calo tăng cao. Từ đó, làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan như cholesterol cao, tiểu đường, tim mạch,…
Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thường có thêm chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nó chỉ làm chậm tốc độ oxy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Dung nạp quá nhiều chất chống oxy hóa trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Hại thận, gây sỏi thận
Trong mì tôm thường chứa nhiều muối. Lượng muối cao khiến bạn ăn nhiều sẽ hại thận, thậm chí gây sỏi thận. Bên cạnh đó mì tôm cũng chứa nhiều phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Chất này mang đến cảm giác ngon miệng nhưng lại khiến chúng ta dễ loãng xương, mất xương, răng cũng yếu đi.
Gây bệnh tiểu đường, tim mạch
Ăn nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đột quỵ. Nguyên nhân là bởi thành phần chất béo transfat và chất béo bão hòa. Chúng đặc biệt nguy hại, nhất là với người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch.
Gây ung thư
Mì ăn liền có nhiều thành phần phụ gia như chất béo bão hòa, muối, màu thực phẩm,… nếu ăn nhiều dễ gây táo bón. Phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng có thể gây ung thư trực tràng.
Gây nóng trong
Mì ăn liền được chế biến bằng dầu nóng ở nhiệt độ cao để có độ giòn và dai. Vậy nên sau khi ăn mì tôm bạn thường cảm thấy khô miệng và khát nước. Việc ăn mì tôm thường xuyên gây cảm giác nóng trong, nhiệt miệng và nổi mụn.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Ăn mì tôm có nóng không?
-
Thấy giá đỗ có 3 dấu hiệu lạ, tuyệt đối không nên mua kẻo mất tiền mà thêm bệnh
-
Thói quen thích ăn mì tôm sống: Cẩn thận kẻo đột quỵ
-
Ăn mì tôm nhớ làm thêm 1 bước nhỏ để loại bỏ chất béo, không lo nóng trong, nổi mụn
-
Sai lầm tai hại khi ăn mì tôm khiến cho sức khỏe của bạn bị tàn phá