Để đảm bảo an toàn sức khỏe người dân, Bộ Y tế và UNICEF đã liệt kê những điều mọi người nên và không nên làm sau khi tiêm chủng vắc xin Covid-19.
7 việc nên làm sau khi tiêm vắc xin Covid-19
UNICEF khuyên mọi người nên thực hiện những việc này sau khi tiêm vắc xin Covid-19:
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng;
- Uống nhiều nước;
- Ngủ đủ giấc;
- Tập thể dục, hoạt động nhẹ nhàng;
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đnag sử dụng steroid hoặc thuốc làm loãng máu;
- Để giảm đau, có thể chườm một miếng vải sạch, mát và ướt (hoặc chứa một ít nước đá) lên cánh tay sau khi tiêm.
- Các bà mẹ cho con bú đã được tiêm phòng nên tiếp tục cho con bú.
7 việc không nên làm sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Uống rượu và hút thuốc lá
Theo UNICEF, mọi người nên tránh uống rượu, hút thuốc lá vì nó có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của vắc xin. Rượu làm ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống miễn dịch của cơ thể, thậm chí còn có khả năng phản ứng miễn dịch của vắc xin không đạt được hiệu quả nếu uống quá nhiều rượu. Điều tương tự cũng xảy ra với những người hút thuốc lá.
Chủ quan sau khi tiêm
Bộ Y tế khuyến cáo, sau khi tiêm vắc xin, người dân cần phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không.
Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào, hãy báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Người đã được tiêm phòng cần lưu lại giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19.Tập thể duc quá sức
Tập thể dục là việc tốt cho sức khỏe tuy nhiên, bạn nên tránh tập quá sức đặc biệt là sau khi tiêm vắc xin.
Sau khi tiêm, cơ thể cần một thời gian nhất định để phục hồi. Vì vậy, nên tránh vận động, tập thể dục quá sức ít nhất 2-3 ngày sau khi tiêm chủng.
Tiêm ngay các loại vắc xin khác
Nên giữ khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa các đợt tiêm vắc xin loại khác nhau. Nếu không thể thay đổi lịch tiêm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ; sử dụng một ví trị tiêm khác (ví dụ cánh tay hoặc đùi cho các loại vắc xin khác).
Đắp thuốc lên vết tiêm
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
Tự điều khiển phương tiện cá nhân
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người không nên tự điều khiểm phương tiện giao thông cá nhân nếu thấy không khỏe sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Chủ quan cho rằng mình có khả năng miễn dịch với Covid-19
Tiêm phòng là cách bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus nhưng không có loại vắc xin nào có tỷ lệ thành công 100%. Do đó, sau khi tiêm vắc xin, bạn vẫn có khả năng mắc Covid-19 nhưng bệnh có thể nhẹ hơn nhiều so với người không tiêm vắc xin.
Vắc xin ngừa Covid-19 chỉ bảo vệ bạn không phải nhập viện, giảm nguy cơ tử vong nếu mắc bệnh. Người đã được tiêm phòng vẫn có thể mang mầm bệnh. Vì thế, sau khi tiêm chúng ta phải tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh Covid-19 như sử dụng khẩu sang, khử khuẩn tay và tuân theo các biện pháp giãn cách xã hội.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 thói quen cần thay đổi sau tiêm vắc xin Covid-19 nếu không muốn tăng thêm tác dụng phụ
-
8 tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid -19, đừng quá lo lắng
-
Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và đang cho con bú được tiêm vắc xin: Chuyên gia phụ sản nói gì?
-
Có nên ăn trứng, uống nước cam sau khi tiêm phòng Covid-19?
-
Quy định mới: Thêm 2 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19, 3 nhóm cần trì hoãn