Sáng ngày 12/8, thông tin ca sĩ Việt Quang - ca sĩ từng gây sốt khi biểu diễn hit Cây Đàn Sinh Viên - đã qua đời sau thời gian chữa trị viêm phổi khiến nhiều người xót xa. Nam ca sĩ từ trần tại nhà riêng, hưởng dương 44 tuổi.
Trước đó, nam ca sĩ Việt Quang từng tiết lộ nguyên nhân khiến anh mắc bệnh là do thói quen tắm đêm trong thời gian dài. Việt Quang đã nhập viện điều trị viêm phổi vào tháng 4/2021, tình hình bệnh tình có chuyển biến tích cực nên đã xuất viện để theo dõi tại nhà riêng từ hôm 7/7. Tuy nhiên, những ngày gần đây, NS Việt Quang không ăn uống được, từ chối thuốc vì cơ thể quá đau.
Vậy viêm phổi là gì, nguyên nhân và sự nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu thêm dưới đây nhé!
Viêm phổi là gì?
Bất kì ai, ở độ tuổi nào cũng có thể bị bệnh viêm phổi. Hầu hết, khi bị nhiễm bệnh chỉ sau một vài ngày, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh dần sẽ trở nên khó thở và có nguy cơ cao dẫn tới tử vong.
Bệnh viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm do một nguyên nhân bất kỳ gây ra. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hay một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi.
Để xác nhận người bệnh có bị viêm phổi hay không, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm. Đi cùng với đó là một số phương pháp khác để đảm bảo và xác định các vấn đề về bệnh lý.
Đối với các trường hợp viêm phổi kéo dài trong suốt 6 tuần không dứt sẽ được chẩn đoán mắc viêm phổi mãn tính. Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi mãn tính sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.
Nguyên nhân viêm phổi
Viêm phổi do vi khuẩn
Người bị bệnh viêm phổi có thể do hoạt động của vi khuẩn streptococcus pneumoniae. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm phổi còn có thể do một số loại vi khuẩn khác như: haemophilus, legionella,...
Nguyên nhân do virus
Virus gây nên bệnh viêm phổi có rất nhiều. Bạn có thể bị lây nhiễm các loại virus này trong môi trường bị ô nhiễm, từ người bệnh,... Những loại virus này có thể là: virus cúm Influenza A, B, virus hợp bào, virus rhinovirus, adenoviruses,...
Nguyên nhân do nấm
Nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi. Khi người bệnh tiếp xúc hay hít thở phải bào tử của nấm sẽ rất dễ bị viêm phổi. Khi mắc phải bệnh do nấm, tình hình phát triển của bệnh sẽ rất nguy hiểm và phức tạp. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Điều kiện lý tưởng để nấm tồn tại và phát triển chính là môi trường ô nhiễm, khói bụi hay khói thuốc, hóa chất,... Ngoài ra, với những người có thói quen sinh hoạt thiếu hợp lý sẽ rất dễ bị nhiễm nấm gây viêm phổi.
Nguyên nhân gây viêm phổi do hóa chất
Nhắc đến nguyên nhân gây nấm phổi chúng ta không thể bỏ qua hóa chất. Mặc dù nguyên nhân bị nấm phổi do hóa chất rất hiếm gặp nhưng không phải là không tồn tại.
Khi con người làm việc trong môi trường hóa chất lâu, cơ thể sẽ tiếp xúc với hóa chất rất nguy hiểm. Không chỉ phổi mà các bộ phận khác cũng có thể nhiễm bệnh. Chính vì vậy, khi làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, bạn nên mặc bảo vệ đầy đủ để bảo vệ bản thân tốt nhất.
Bệnh viêm phổi có chữa được không?
Bệnh viêm phổi có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Phương pháp điều trị cần phù hợp với từng triệu chứng và tình hình phát triển của bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi bệnh đã chuyển biến nặng, việc điều trị sẽ hết sức khó khăn. Thậm chí là không thể cứu chữa.
Chính vì vậy, khi phát hiện cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Đặc biệt là những triệu chứng của bệnh viêm phổi như khó thở, ho, mệt mỏi, đau nhức các cơ,... bạn nên kịp thời tới gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.
Nếu không cứu chữa kịp thời, viêm phổi có thể dẫn tới các biến chứng:
Nhiễm trùng huyết
Nếu nguyên nhân gây ra viêm phổi là do vi khuẩn, chúng có thể xâm nhập vào máu của bạn, đặc biệt nếu bạn không gặp bác sĩ để điều trị. Tình trạng này được gọi là nhiễm trùng huyết (bacteremia).
Nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tình huống nghiêm trọng được gọi là sốc nhiễm trùng (septic shock), có thể khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm. Khi huyết áp quá thấp, tim sẽ không thể bơm đủ máu đến các cơ quan cơ thể khiến chúng có thể ngừng hoạt động.
Áp xe phổi
Đàn ông và người già có nguy cơ cao bị áp xe phổi. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu gặp có bất kỳ triệu chứng:
Mệt mỏi, ho ra mủ, đổ mồ hôi đêm, giảm cân bất thường, sốt từ 38,5ºC trở lên, tràn dịch màng phổi...
Suy hô hấp
Khi bị viêm phổi, phổi sẽ không thể vận chuyển đủ oxy vào máu hoặc loại bỏ carbon dioxide trong máu. Đây là một tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì các cơ quan cơ thể cần oxy để hoạt động. Bạn sẽ có nhiều khả năng bị suy hô hấp nếu đang điều trị trong bệnh viện, có hệ thống miễn dịch suy yếu, tiền sử nghiện rượu hoặc đã cao tuổi.
Suy thận
Nếu bạn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm trùng, tim có thể không thể bơm đủ máu đến thận. Đây không phải là biến chứng phổ biến của viêm phổi, nhưng lại nghiêm trọng vì thận sẽ ngừng hoạt động nếu không nhận đủ máu.
Suy tim
Nghiên cứu cho thấy 20% người bệnh viêm phổi điều trị tại bệnh viện cũng gặp vấn đề về tim. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn xâm nhập vào tim, sự căng thẳng khi mắc bệnh hoặc cơ thể không gửi đủ oxy đến các cơ quan. Bác sĩ có thể chẩn đoán suy tim bằng cách lắng nghe tim, xét nghiệm máu hoặc kiểm tra kết quả chụp X-quang, điện tâm đồ, siêu âm tim, CT scan hoặc MRI.