3 thói quen nhất định phải thay đổi sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để có lợi cho sức khỏe

( PHUNUTODAY ) - Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, có 3 thói quen bạn cần thay đổi để tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, không riêng gì Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực để hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 cho toàn bộ người dân, nhanh chóng đạt miễn dịch cộng đồng. Đây là biện pháp tốt nhất để đẩy lùi dịch bệnh.

Theo các chuyên gia sức khỏe trên tờ The Times of India (nhật báo tiếng Anh tại Ấn Độ), dưới đây là 3 thói quen ăn uống bạn buộc phải thay đổi sau khi tiêm phòng để tốt cho sức khỏe.

14

1. Uống nhiều nước lọc thay vì uống rượu, bia

Bạn có biết, uống đủ nước chính là việc quan trọng bậc nhất sau khi tiêm vắc xin Covid-19.

Các chuyên gia khuyên mọi người nên tạo năng lượng cho mình bằng cách uống nhiều nước hoặc nước hoa quả. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển các tác dụng phụ nghiêm trọng và giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong suốt quá trình tiêm vắc-xin.

Ngược lại, bạn nên từ bỏ việc uống rượu trong vòng ít nhất 3 ngày sau tiêm vì rượu có thể gây mất nước, có thể làm tăng thêm các tác dụng phụ của vắc xin.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alcohol Research, uống rượu cũng có liên quan đến khả năng miễn dịch suy yếu.

2. Ăn thật nhiều ngũ cốc nguyên hạt thay vì thực phẩm chế biến sẵn

Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ làm tăng đề kháng, ngăn ngừa bệnh dịch tất công.

Đó là lý do tại sao, khi bạn quyết định tiêm vắc xin Covid-19, hãy tích trữ và ăn các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh giàu chất xơ, thay vì thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo bão hòa và có lượng calo cao.

Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thức ăn nhanh, đồ chiên, rán, nướng… có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những phản ứng không tốt sau khi tiêm.

3. Ăn thực phẩm giàu chất xơ thay vì chất béo bão hòa và thực phẩm có đường

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Giấc ngủ Lâm sàng cho thấy ăn quá ít chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt và hạt) và quá nhiều chất béo bão hòa và đường (thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) có thể dẫn đến việc phục hồi kém hơn, giấc ngủ bị xáo trộn nhiều hơn.

Ngược lại, lượng chất xơ hấp thụ cao hơn sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn.

Bữa ăn tối phù hợp để có một giấc ngủ ngon bao gồm: Súp đậu lăng, salad, cá hồi, bông cải xanh, khoai tây nướng, cam, quýt, tỏi, rau thơm...

15

Một số thực phẩm tốt nhất mà bạn nên ăn nhiều sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Khẩu phần ăn hàng ngày nên phối hợp cân đối giữa nguồn chất đạm từ động vật và thực vật như thịt cá, trứng sữa, tôm cua hải sản, đậu đỗ.... Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Một chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng như: Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65 % tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm. Cụ thể lựa chọn các loại như:

 Cá: Cá có đặc tính chống viêm và chúng cũng rất giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Gà: Súp gà có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho những người bị tiểu đường và cao huyết áp. Thịt gà là một nguồn giàu protein và có thể được tiêu thụ từ hai lần đến ba lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.

Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, sau đó là cá và thịt gà. Trứng chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người mắc bệnh tiểu đường vừa được tiêm vắc-xin coronavirus phải bao gồm trứng trong chế độ ăn uống của họ.

Vitamin A có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau giền cơm…và thức ăn động vật gan gà, gan lợn, gan bò,...;

Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm;

Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, …trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,…;

Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa… ;

Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan;

Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau giền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,….

Theo:  khoevadep.com.vn copy link