Đây là trường hợp của chị Lê Hoàng Yến, 31 tuổi- VNE đưa tin, trước đó, cả gia đình ngụ ở quận 5, TP.HCM tự test nhanh tại nhà 8 lần đều kết quả âm tính, nhưng khi làm xét nghiệm RT-PCR thì có đến 5 người dương tính.
Test nhanh âm tính, xét nghiệm RT-PCR thì cả nhà dương tính
Cuối tháng 7, chị Yến mua 10 bộ kit xét nghiệm nhanh tên Realy Tech, loại lấy mẫu nước bọt, với giá 1,5 triệu đồng.
Ngày 12/8, chị có dấu hiệu mất khứu giác, người mệt mỏi, sốt nhẹ như cảm cúm nên tự làm test nhanh.
Chị làm đúng theo các bước như video hướng dẫn sử dụng kit do người bán cung cấp. Chị lấy nước bọt cho vào ống đựng, thêm dung dịch đệm, rồi nhỏ hỗn hợp này vào ô bệnh phẩm trên khay test. Chị Yến làm 4 lần liên tiếp như vậy, mỗi lần cách nhau hai ngày, khay test hiện một vạch ở vị trí ghi chữ C (control), tức là kết quả âm tính.
Sau đó, mẹ và chị gái của chị Yến cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự. Mỗi người tự tiến hành xét nghiệm nhanh 2 lần, và đều nhận kết quả âm tính.
Nghi ngờ kết quả này không chính xác, có thể là âm tính giả, nên ngày 20/8 chị Yến làm xét nghiệm RT-PCR dịch vụ, kết quả khẳng định chị dương tính Covid-19, chỉ số CT là 22.
Sau đó nhân viên y tế phường tới test nhanh cho cả gia đình chị Yến thì phát hiện 4 người khác, gồm: mẹ, chị gái, con trai và cháu gái của chị Yến đều dương tính Covid-19.
Chị chia sẻ: "Tôi rất thất vọng vì mua phải hàng kém chất lượng, vừa tốn tiền vừa không chính xác khiến cả nhà tôi chủ quan không phát hiện sớm được vi rđã vào nhà". Đặc biệt, trong danh mục các loại test nhanh nCov được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, không có tên kit mà chị Yến mua.
Bây giờ chị Yến đã được đưa vào Bệnh viện dã chiến số 12, phường An Khánh, TP Thủ Đức để điều trị còn những người khác tự cách ly tại nhà.
Chị hy vọng lần xét nghiệm tới sẽ sớm sẽ có kết quả âm tính, hoặc CT trên 30 để có thể về nhà chăm sóc người thân.
Trường hợp thứ 2 là bạn Thúy Liên, 22 tuổi, ngụ quận Tân Bình cũng là trường hợp thiếu tin tưởng vào kết quả tự test nhanh tại nhà.
Nữ sinh viên chia sẻ rằng: ngày 1/8, cô đi tiêm vắc xin phòng Covid-19, sau đó bắt đầu có những dấu hiệu bệnh. Và bạn này gặp khó khăn trong việc liên hệ y tế địa phương để làm xét nghiệm tầm soát.
Vì vậy Liên mua online ba bộ test nhanh (loại lấy dịch tỵ hầu) của một hệ thống nhà thuốc lớn tại TP HCM, tổng giá gần 450.000 đồng.
Bạn chia sẻ lại: "Tôi được nhân viên tổng đài của nhà thuốc tư vấn rất chi tiết các bước lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, xử lý sau lấy mẫu, đọc kết quả...".
Ban đầu, khi đưa que tăm bông vào mũi, Liên hồi hộp, run tay, co cơ khiến đầu tăm bông chọc vào thành mũi đau nhói, cô phải nhờ chị gái giúp đỡ.
Kết quả thu được là một vạch đỏ ngang chữ C xuất hiện sau 15 phút chờ đợi. Bạn này vừa mừng vừa nghĩ đến tình huống "âm tính giả", bởi các triệu chứng ho, đau họng, sổ mũi, mất mùi vị, tức ngực và khó thở nhẹ của mình không thuyên giảm.
Và bạn ấy dự tính sẽ nhờ chị gái lấy mẫu dịch mũi test lần hai trong vài ngày tiếp theo xem sao.
Theo bác sĩ Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Đại học Y Dược TP HCM thì: Các loại test nhanh có độ chính xác khoảng 90% so với xét nghiệm khẳng định RT-PCR. Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu, cách thực hiện, đọc kết quả.
Và người dân nên mua bộ kit bán tại các nhà thuốc, theo danh mục mà Bộ Y tế cấp phép sử dụng, để tránh mua phải sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng, hàng giả và không được hướng dẫn đúng, chi tiết.
Ngày 22/8, TP HCM đã chính thức thí điểm cho người dân các vùng cam, đỏ (nguy cơ cao) tự test nhanh Covid-19 tại nhà. Những ngày này, lực lượng Trạm y tế lưu động trên toàn thành phố đang dốc sức triển khai xét nghiệm toàn dân, truy vết F0 bằng cả test nhanh và RT-PCR.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) cũng đã ban hành hướng dẫn cụ thể quy trình tự xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhà cho người dân. Nếu tự xét nghiệm rồi nhưng không thật sự tin tưởng vào kết quả nhận được. Đặc biệt cơ thể có những dấu hiệu biểu hiện của việc nhiễm nCov thì tốt nhất mọi người nên nhờ nhân viên y tế hỗ trợ kiểm tra. Việc chẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng trong việc điều trị sớm và chủ động cách ly với mọi người để phòng lây nhiễm.
Tác giả: Thạch Thảo
-
'Mẹ đẻ' của vắc-xin AstraZeneca: Bỏ cơ hội kiếm triệu USD để vắc-xin được bán với giá rẻ, cứu hàng triệu người
-
Vừa tiêm vắc xin mấy ngày thì dương tính với Covid-19 là sao: Bác sĩ phân tích để mọi người hiểu
-
Thai phụ 29 tuần đông đặc phổi, 23 ngày thở máy, 7 lần lọc máu: Giờ hồi phục thần kỳ, mẹ con đều khỏe
-
Nhiều bệnh nền, F0 59 tuổi khiến Covid-19 'chào thua' sau 22 ngày ở nhà: Tập hát, chồng đệm đàn ngoài cửa
-
Ổ dịch Thanh Xuân Trung 'nóng' nhất hiện nay, 3 ngày có 73 F0: Tạm dừng hoạt động chợ Nhân Chính