Một số công dụng của đậu xanh
Điều chỉnh đường huyết
Đậu xanh và các loại đậu khác giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là một phát hiện tuyệt vời về lợi ích của đậu xanh vì rất khó tìm ra các thực phẩm tự nhiên điều chỉnh được mức đường huyết. Vì bệnh đái tháo đường phải được theo dõi và quản lý liên tục, thêm đậu xanh vào chế độ ăn uống cũng góp phần điều trị bệnh.
Tốt cho xương
Canxi gần như không có ích với xương chắc khoẻ nếu không phối hợp với vitamin K. Cơ thể không thể sản xuất ra các protein cho phép xương chấp nhận và sử dụng canxi mà không có tác động của vitamin K. Ngoài ra, vitamin K giảm thiểu sự mất mát khoáng chất từ xương. 1 chén đậu xanh chứa gần 20% lượng khuyến cáo vitamin K hàng ngày của bạn.
Tăng cường miễn dịch
Một trong những lợi ích chính của đậu xanh là có hàm lượng cao chất chống oxy hoá như carotenoid và flavonoid. Carotenoid chứa lutein và beta-caroten; flavonoid bao gồm catechin, epicatechin, kaempferol và quercetin. Chúng có khả năng giảm xảy ra đột quỵ cũng như chống lại ảnh hưởng có hại của các gốc tự do trong cơ thể
Tốt cho mắt
Carotenoid zeaxanthin và lutein trong đậu xanh giúp giảm nguy cơ thoái hoá hoàng điểm. Carotenoid ngăn chặn sự suy giảm thị lực bằng cách giảm căng thẳng trên mắt trong khi vẫn duy trì tầm nhìn và chức năng hoạt động của mắt.
Tốt cho tim mạch
Đậu xanh có nhiều chất xơ, giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bằng cách giảm bớt sự hấp thu chất béo, duy trì mức cholesterol trong mức cho phép. Kali có trong cây họ đậu giúp duy trì mức huyết áp tốt, giữ cho trái tim khỏe mạnh.
Giảm các vấn đề về dạ dày
Rất nhiều người bị các vấn đề dạ dày. Một trong những nguyên nhân do không tiêu thụ đủ chất xơ hàng ngày. Chất xơ giúp tiêu hóa tốt và loại bỏ phân nhanh, do đó loại bỏ nhanh các độc tố ra khỏi cơ thể. Đậu xanh tăng cường trợ giúp hệ tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng trong đậu xanh còn làm giảm trào ngược acid dạ dày thực quản, trĩ, táo bón và loét tiêu hóa.
Một số lưu ý khi ăn đậu xanh để không gây hại
Đừng ăn quá nhiều cùng một lúc
Trong đậu xanh có một hàm lượng lớn chất xơ, nếu ăn nhiều sẽ dễ gây đầy hơi. Đối với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, bệnh về đường tiêu hóa, cần phải kiểm soát lượng ăn.
Bên cạnh đó, đậu xanh cũng chứa nhiều carbohydrate phức hợp, lượng calo cao nên bệnh nhân tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 25gr đậu xanh mỗi ngày.
Không nên nấu quá lâu
Khi nấu đậu xanh quá lâu hoặc quá nát, nó sẽ phá hủy các axit hữu cơ, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, tinh bột trong đậu xanh có độ hồ hóa cao nên nếu nấu như thế này sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhanh, dẫn tới tăng lượng đường huyết nhanh, hoàn toàn không tốt cho cơ thể.
Uống nhiều nước và ít ăn đậu xanh
Khi nấu đậu xanh thành dạng nước uống để giải nhiệt, bạn nên nắm vững tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ nước với đậu xanh tốt nhất nên là 10:1. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước hơn và hạn chế ăn bã đậu xanh để tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Khi uống nước đậu xanh, bạn không nên cho nhiều đường, mật ong, nó sẽ khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao.
Người có tay chân lạnh không nên ăn
Đậu xanh có tính mát nên những người thường bị tay chân lạnh, đau thắt lưng khuyến cáo không nên tiêu thụ nếu không sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh, có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng, mất nước.
Người có thể chất yếu không nên ăn
Vì đậu xanh rất giàu protein nên những người có thể trạng yếu, đường tiêu hóa kém sẽ không cung cấp đủ men phân giải protein, dễ gây ra tình trạng khó tiêu.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Phụ nữ có 3 thứ này mỏng trẻ lâu sống thọ, 2 thứ này đen cẩn trọng kẻo dễ đoản mệnh
-
Người thuận tay trái có nguy cơ mắc nhiều bệnh, tuổi thọ ngắn và kiếm ít tiền
-
Chuyên gia y khoa Mỹ: Phụ nữ gặp nhiều tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 hơn nam giới
-
Nhiều F0 cách ly tại nhà trở nặng: Các thuốc cần có, những dấu hiệu phải nhập viện ngay
-
Ở nhà suốt chỉ mỗi đi chợ có sợ lây nhiễm rồi thành F0: Có 10 cách để an toàn, virus 'hết cửa'