Phát hiện triệu chứng nhiễm Delta đã thay đổi rõ rệt: Khác biệt rõ ở người chưa tiêm, tiêm 1 mũi hay 2 mũi

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù việc tiêm vắc xin sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng không có nghĩa là bạn an toàn tuyệt đối. Vì thế ngay cả khi đã tiêm, vẫn phải chấp hành đầy đủ các biện pháp do Bộ Y té khuyến nghị.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa kỳ kể cả những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid-19. Thực tế ở Việt Nam hay ở nhiều nước trên thế giới, số người dương tính với Covid- 19 sau khi đã tiêm 2 mũi vắc xin đều không phải hiếm.

Tuy nhiên, hầu như những người đã tiêm chủng ít có triệu chứng hơn, xuất hiện triệu chứng trong thời gian ngắn hơn, nghĩa là ít bị nặng hơn và nhanh khỏi bệnh hơn. Tỷ lệ tử vong ở những ca này cực kỳ thấp.

Dữ liệu từ nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 mang tên Zoe của Anh cho thấy, có một số khác biệt về các triệu chứng của F0 giữa những người chưa tiêm chủng, người đã được tiêm 1 liều và người đã tiêm 2 liều.

9

Đây chính là kết quả nhiên cứu mà các nhà khoa học đã dùng 1 ứng dụng để theo dõi các triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2 của dân số Anh.

Có 3 triệu chứng mà tất cả người nhiễm Covid-19 - dù đã tiêm chủng hay chưa - gặp nhiều nhất là nhức đầu, sổ mũi và đau họng. Đây là những triệu chứng hàng đầu ở cả người đã tiêm vắc xin và chưa tiêm.

Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về các triệu chứng giữa bệnh nhân chưa tiêm chủng và đã tiêm 1 mũi so với đã tiêm 2 mũi.

5 triệu chứng nhiễm Covid-19 ở người đã tiêm đủ liều 2 vắc xin theo thứ tự như sau:

- Đau đầu.

- Sổ mũi.

- Hắt hơi.

- Viêm họng.

- Mất vị giác hoặc khứu giác.

Lưu ý là người bệnh ít khi sốt hoặc ho dai dẳng, nhưng những người đã tiêm đủ 2 mũi gặp triệu chứng mất khứu giác nhiều nhất. Ngoài ra, những người đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin có nhiều khả năng bị hắt hơi hơn.

Do đó, nếu bạn đã tiêm phòng và bắt đầu hắt hơi nhiều mà không có lý do, tốt nhất nên đi xét nghiệm Covid-19, đặc biệt nếu bạn sống hoặc làm việc bên cạnh những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

5 triệu chứng nhiễm Covid-19 ở người đã tiêm 1 mũi vắc xin như sau

- Đau đầu.

- Sổ mũi.

- Viêm họng.

- Hắt hơi.

- Ho dai dẳng.

Lưu ý là người tiêm 1 mũi thường hắt hơi và ho dai dẳng nhiều hơn hẳn. Trước đó cũng từng có nghiên cứu cho thấy dấu hiệu 'hắt hơi' nhiều và liên tục là triệu chứng điển hình của người đã tiêm vắc xin Covid-19 so với người chưa tiêm.

15

Với người chưa tiêm chủng, khi nhiễm Covid-19 sẽ gặp các triệu chứng theo thứ tự như sau:

- Đau đầu

- Viêm họng

- Sổ mũi

- Sốt

- Ho dai dẳng

Những người chưa được tiêm vắc xin mà mắc bệnh, nếu có triệu chứng - có nhiều khả năng bị sốt hơn. Đồng thời, những người tiêm 1 mũi và chưa tiêm thường ho dai dẳng hơn người đã tiêm đủ 2 mũi.

So sánh với các biến thể trước đây

Các nghiên cứu đã báo cáo rằng, biến thể Delta:

- Khả năng lây lan cao hơn 50% so với chủng vi rút alpha Covid-19 ban đầu.

- Có liên quan đến nguy cơ biến chứng và nhập viện cao hơn.

- Lây nhiễm và phát triển nhanh chóng

- Ảnh hưởng nhiều hơn đến người trẻ tuổi- tỷ lệ người trẻ nhiễm biến thể này cao hơn.

- Tăng nguy cơ nhập viện cho những người không được tiêm chủng.

Hiệu quả chống lại biến thể Delta của một số loại vaccine

Vaccine Pfizer-BioNTech

Có hiệu quả phòng ngừa gây bệnh có triệu chứng do biến thể Delta là 36% sau liều thứ nhất và 88% sau liều thứ hai.

Có hiệu quả ngăn ngừa nhập viện ( thể trung bình và nặng) ở mức 94% sau liều đầu tiên và 96% sau liều thứ hai.

Vaccine Moderna

Sử dụng công nghệ tương tự như của Pfizer; do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng nó sẽ cung cấp sự bảo vệ tương tự như vaccine Pfizer. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định chính xác mức độ bảo vệ mà vaccine này mang lại trước biến thể Delta.

Vaccine AstraZeneca

Các báo cáo cho thấy là có hiệu quả 60% đối với bệnh có triệu chứng do biến thể Delta gây ra và 93% hiệu quả chống lại các biến chứng và nhập viện sau cả hai liều.

Vaccine Johnson & Johnson

Được chứng minh là có hiệu quả chống lại biến thể Delta, mặc dù không có tác dụng bảo vệ cao như vaccine Pfizer hoặc Moderna .

Một số nhà nghiên cứu tin rằng vaccine này có kết quả tương tự như vaccine AstraZeneca, mặc dù nhiều nghiên cứu đang được tiến hành chưa có kết luận chính thức.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link