Ăn gừng vào mùa đông giúp giữ ấm cơ thể nhưng cần biết 5 lưu ý để không gây hại sức khỏe

( PHUNUTODAY ) - Gừng là loại gia vị có vị cay, tính nóng, có tác dụng giữ ấm cơ thể trong những ngày lạnh giá.

Tác dụng của gừng đối với sức khỏe

Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau đầu, giảm cholesterol trong máu.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Tinh đầu gừng có khả năng giải tỏa tinh thần, loại bỏ trạng thái căng thẳng.

Ngoài ra, người ta hay sử dụng gừng trước khi đi ô tô, máy bay... để ngăn tình trạng say tàu xe.

Trong một số trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, người ta cũng sử dụng gừng để điều trị. Gừng có tính sát trùng nên cũng dùng trong một số trường hợp nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ do vi khuẩn.

Trà gừng có thể giảm bớt một số triệu chứng dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn và giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông.

Một số lưu ý khi sử dụng gừng

Không nên ăn nhiều gừng

Gừng tính nóng nên ăn nhiều có thể gây nóng trong người, khô miệng, khát nước, nhiệt miệng. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều gừng.

Không ăn gừng bị dập

Gừng tươi bị dập sẽ sinh ra một chất độc có tên là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan.

Không ăn gừng mọc mầm

Gừng mọc mầm có thể sinh ra chất lưu huỳnh, gây tổn thường gan.

Ăn gừng mọc mầm, dạ dày và ruột cũng hấp thu được ít chất dinh dưỡng hơn.

Không nên gọt vỏ gừng

Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ. Gọt vỏ gừng sẽ khiến gia vị này không phát huy được hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là có thể dùng.

Những người không nên ăn gừng

Người bị cao huyết áp

Gừng rất tốt đối với người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên những người bị cao huyết áp nếu uống nước gừng trong lúc huyết áp đăng tăng lên sẽ gây hưng phấn, khiến huyết áp ngày càng tăng cao, dễ làm vỡ động mạch và dẫn tới tai biến.

Người bị đau dạ dày

Những người đang bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng k hông nên ăn gừng. Bởi trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạc dạ dày khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và dẫn tới viêm loét nghiêm trọng hơn.

Người say nắng, sốt cao

Gừng rất tốt cho những người bị cảm lạnh vì nó giúp làm ấm cơ thể và hồi phụ nhanh hơn. Tuy nhiên, những người bị cảm nắng hoặc đang sốt cao tuyệt đối không được dùng gừng. Gừng có tinh nhiệt sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, làm bệnh lâu khỏi hơn.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết

Gừng tính nóng nên có thể làm vỡ các mạch máu yếu. Do đó, những người có tiền sử bị chảy máu cam, cháy máu tử cung, bệnh trĩ nên hạn chế ăn gừng.

Tác giả: Thanh Huyền