Sai lầm 1
Thói quen chúng ta đưa tay lên vùng mặt là một bản năng mà ai cũng có, đó dường như để giúp con người chúng ta giải stress trong công việc cũng như cuộc sống. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bất cứ ai đều sẽ đưa tay lên vùng mặt ít nhất 10 lần trong 1 tiếng đồng hộ, 1 tần suất vô cùng lớn.
Chính điều đó giải thích vì sao thời gian này khi mọi người đeo khẩu trang, thay vì sờ lên mặt chúng ta lại hay sờ vào khẩu trang. Thêm nữa khi đeo khẩu trang mọi người thường thấy ngộp thở, mờ kính, ngứa ngáy khó chịu…
Sai lầm 2
Không sát khuẩn trước và sau khi sửa. Mọi người nên nhớ, trong giai đoạn này luôn có 2 thứ mang theo bên mình là nước sát khuẩn nhanh và một hộp khăn giấy.
Nhiều người mắc sai lầm khi khẩu trang dùng 1 lần bị vứt bừa bãi ở những nơi công cộng. Điều đó vô cùng nguy hiểm bởi khẩu trang chắn toàn bộ nước bọt, chất bẩn, virus, vi khuẩn... Vứt khẩu trang ngoài đường không chỉ làm mất mĩ quan mà còn đồng nghĩa với chúng ta để ổ bệnh ở giữa đường và cộng đồng có thể lây nhiễm.
Khi lưu thông trên đường phố, chúng ta cần tránh xa: khẩu trang thải bỏ và các bãi nôn, bởi đó là những thứ chứa rất nhiều mầm bệnh.
Sai lầm thứ 3
Nhiều người dùng loại khẩu trang dùng 1 lần những 2-3 ngày mới vứt bỏ, thay khẩu trang mới. Bất cứ loại khẩu trang nào cũng cần được thay mới hoặc giặt sạch với xà phòng diệt khuẩn rồi mới được dùng lại. Nếu để qua đêm, khẩu trang sẽ là ổ bệnh.
Vậy nên tuyệt đối chúng ta bắt buộc phải bỏ vào thùng rác có nắp đậy (với loại khẩu trang dùng 1 lần) và giặt với xà bông sát khuẩn (loại khẩu trang vải) trước khi dùng lại. Nếu không có thể chúng ta đang ốp 1 “ổ bệnh” vào mũi miệng mình khi dùng lại những khẩu trang đó.
Sai lầm 4
Nhiều người đeo khẩu trang nhưng cứ kéo tụt xuống dưới để lộ mũi ra ngoài, như vậy tác dụng của khẩu trang gần như không còn.
Vì lúc này mũi chúng ta hoàn toàn có thể hít phải những hạt bụi-nước bọt nhỏ li tì từ người khác phóng ra. Một số người khi tháo bỏ khẩu trang vẫn dùng tay nắm vào mặt ngoài (xin hãy nắm vào hai sơi dây bên tai) và sau khi tháo bỏ khẩu trang (để ăn trưa, để uống nước, để vứt đi…) chưa có thói quen rửa tay-sát khuẩn tay nhanh.
Sai lầm 5
Bất cứ ai xả khẩu trang sau khi sử dụng ra môi trường không đúng chỗ (Cần cho chúng vào thùng rác có nắp đậy) có thể sẽ vô tình biến nó thành 1 “ổ bệnh” để lây lan cho cộng đồng (nếu người đó mặc bệnh qua đường hô hấp hoặc Covid-19).
Câu chuyện người bác sĩ “Siêu lây nhiễm” tại khách sạn Metropole ở Hồng Kong trong dịch SARS 17 năm về trước là một vì dụ khi các nghiên cứu chỉ ra rằng có thể người bác sĩ ấy đã để lại 1 “bệnh phẩm” trên lối đi của hành lang dãy phòng khách sạn và rất nhiều người vô tình đi qua rồi lây nhiễm.
Sai lầm 6
Ở giai đoạn nhạy cảm về dịch như bây giờ, mỗi người dân nên chuẩn bị cho chính mình ít nhất 2 hoặc 3 khẩu trang vải thay nhau sử dụng và luôn luôn đeo chúng khi ra nơi công cộng cũng như cần giặt sạch phơi khô sau mỗi ngày.
Tuyệt đối không được để chúng qua đêm và tái dùng lại ngay, mỗi khẩu trang chỉ có tác dụng dự phòng trong vòng 8 tiếng. Hơn nữa, chúng ta không nhất thiết dùng khẩu trang y tế vì 3 lý do:
- Chi phí tốn kém
- Ô nhiễm môi trường, thậm chí thành ổ bệnh khi chúng ta không xả chúng đúng nơi quy định.
- Khẩu trang y tế hãy đễ ưu tiên cho tuyến đầu, cho những nhân viên y tế và cho vùng cách ly.
Theo Bác sĩ Trần Quốc Khánh, BV Việt Đức
Tác giả: Mộc
-
Phòng dịch Covid-19: 10 vật dụng bẩn nhất nơi công sở, đừng dại chạm tay vào
-
Điều cần biết khi đi máy bay đề phòng lây nhiễm Covid-19
-
Những thực phẩm giàu kali hơn cả chuối gấp nhiều lần, rất tốt cho tim mạch
-
Bơ rất bổ nhưng không dành cho những người này, chớ dại dùng thử kẻo rước họa vào thân
-
Trứng luộc xong có thể để trong bao lâu? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ