Tôm ngon nhất là khi còn tươi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản tôm sao cho giữ được chất lượng tốt sau khi mua về.
Theo các chuyên gia ẩm thực, việc này không hề phức tạp như nhiều người nghĩ. Chỉ cần sử dụng một loại gia vị quen thuộc để bảo quản tôm mà nhà nào cũng có, đó là đường.
Hướng dẫn bảo quản tôm bằng đường:
Chuẩn bị tôm:
Sau khi mua tôm về, rửa sạch và để ráo nước.
Dùng kéo cắt bớt râu tôm để dễ dàng bảo quản trong hộp.
Chuẩn bị hộp đựng:
Sử dụng hộp nhựa hoặc inox có nắp đậy kín để bảo quản tôm.
Xếp tôm và rắc đường:
Xếp một lớp tôm sạch vào hộp.
Rắc một lớp đường mỏng lên tôm.
Tiếp tục xếp lớp tôm và rắc đường xen kẽ cho đến khi hết tôm.
Bảo quản tôm:
Đậy kín nắp hộp và lưu trữ trong ngăn đá tủ lạnh.
Lưu ý: Không nên rắc quá nhiều đường, chỉ cần một lớp mỏng đủ để phủ đều các lớp tôm.
Lợi ích của việc sử dụng đường: Đường giúp giữ độ ẩm cho tôm, ngăn tôm bị mất nước, nhờ đó thịt tôm luôn tươi ngon và mềm mại. Vỏ tôm cứng và dày nên đường không ảnh hưởng đến hương vị tôm. Khi cần dùng, chỉ cần rã đông tự nhiên, tránh ngâm hoặc xả với nước.
Các phương pháp bảo quản tôm khác:
Ngoài đường, bạn có thể bảo quản tôm lâu ngày bằng các phương pháp sau:
Ngâm tôm vào nước đá lạnh rồi cho vào hộp đựng nước muối loãng.
Đổ đầy nước vào chai nhựa chứa tôm.
Rửa tôm với bia hoặc soda, lau khô và cho vào hộp kín.Mẹo chọn mua tôm tươi ngon:
Để tôm luôn tươi ngon, việc chọn mua tôm từ đầu là rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý:
Hình dáng thân tôm:
Chọn tôm có thân thẳng hoặc cong nhẹ, thịt căng chắc.
Tránh tôm có thân uốn quá cong hoặc căng phồng, có thể chứa hóa chất.
Kiểm tra các bộ phận:
Chọn tôm còn nguyên vẹn đầu, chân và vỏ, gắn chặt vào thân.
Quan sát vỏ tôm:
Vỏ tôm tươi sáng, trơn và trong. Tránh tôm có vỏ nhớt, dính hoặc đổi màu đen.
Những ai không nên ăn tôm:
Dù tôm rất bổ dưỡng nhưng có những người cần hạn chế hoặc tránh ăn tôm:
Người đang bị ho: Tôm có thể làm ho nặng hơn.
Người bị đau mắt đỏ: Mùi tanh của tôm có thể kích thích và làm tình trạng mắt nặng hơn.
Người có cholesterol cao: Tôm chứa nhiều cholesterol.
Người bị hen suyễn: Tôm có thể kích thích co thắt cơ khí quản.
Người bị viêm: Tôm có thể làm tăng viêm.
Người bị cường giáp: Tôm chứa nhiều i-ốt.
Người dị ứng hải sản: Dị ứng có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng.
Người yếu bụng: Tôm có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Người mắc bệnh gút và viêm khớp: Tôm có thể làm tăng axít uric.
Nếu có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
5 món ăn đặt lên bàn thờ trong ngày Tết Đoan Ngọ mang lại may mắn: Nhà nào cũng có ít nhất 1 loại
-
4 cây trước cửa, Tổ tiên phù hộ, 3 cây chặt bỏ tai họa cận kề, là những cây gì?
-
Quên mật khẩu điện thoại di động, hãy làm ngay cách này để mở lại được dễ dàng
-
Mẹo biến sầu riêng bị sượng, khó ăn thành mềm tan, béo ngậy, không thua sầu chín cây
-
Nhìn độ dài ngón út biết tương lai bạn thành đại gia hay làm thuê trọn kiếp